Trùng lai kỳ ngộ luân hồi là em
Phiên gác đêm Xuân (Đại tá Đông)
Ngập trời và ngập hồn người là hình ảnh xác hoa tàn rơi trên báng súng. Anh lính trẻ nhìn từ tháp canh cảnh giới và đó đây vừa tàn những hò reo sát khí, những đợt xung trận giáp chiến trong lưới lửa đạn. Các nhạc sĩ mô tả nhiều về tiếng “súng thù dệt quê hương”, ‘’anh rót cho khéo nhé’’, ‘’tiếng sung đêm đêm vọng về rừng sâu…’’ nghe như “Mãn thiên hoa vũ” của Tụ hiền trang đầy ánh chớp lóe sáng của khí giới đe dọa một cuộc tàn sát trong ngày đất trời vào nguyên đán.
Nguyễn Văn Đông làm nên một đêm giao thừa nguy hiểm cận kề mà lãng mạn tuyệt đỉnh. Những xác hoa, những hỏa châu, mùi bánh vương hương quê nhà và mùi diêm sinh hận thù từ các bên đối địch như hòa vào nhau và tung bay ngập trời. Để chàng lính chiến hồi tưởng về cuộc tình cuồn cuộn trào dâng theo nước sông ầm vang trôi đi biền biệt trong ngày cuối năm.
Mời anh chị em Livenguider nghe bài này do tôi ''tung hoa''
http://levinhtruong.free.fr/Nhac%20folder/Dai%20ta%20Dong/PHIEN%20GAC%20DEM%20XUAN.mp3
Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh
"Câu chuyện của đất nước không tách rời câu chuyện của láng giềng, của thế giới và những vận động lớn của thời đại. Những câu hỏi lớn đặt ra: thế giới hành xử như thế nào với một thể chế chuyên chính đang trỗi dậy và đặt lại vấn đề với phương Tây về tự do và khai phóng? Việc phát triển vũ bão của mạng xã hội, của trí tuệ nhân tạo sẽ như thế nào nếu nó nằm trong tay những cá nhân hay tập thể thay vì để tự do ươm mầm và nảy nở từ dưới lên lại muốn áp đặt ý chí từ trên xuống ở những politburo, và bên cạnh đó đặt lại vấn đề với các quyền cơ bản như tự do ngôn luận? Con người có đơn giản là những chấm xanh đỏ active hay inactive trên những màn hình ngày càng nhỏ hơn, có vẻ tương tác nhiều hơn nhưng lại ảo hơn và phân cực hơn?
Livenguide được hình thành với mong muốn góp phần khiêm tốn vào việc trả lời các câu hỏi trên, nơi bạn có thể trước tiên là SỐNG và sau đó là dẫn đạo bằng những Hoạt động cụ thể, tích cực và hướng thượng. Trong năm Mậu Tuất 2018, Livenguide đã có những định hình rõ nét và có được sự tham gia ngày càng nhiều của nhiều cá nhân và tổ chức.
https://letrungtinh.wordpress.com/category/livenguide/
Chúng tôi mong muốn Livenguide thật sự là của bạn, hữu ích, tiện dụng, nơi bạn có thể tin tưởng nhưng không phụ thuộc, nơi bạn có thể trao đổi với những con người thật và cùng tham gia các Hoạt động. Trong năm Kỷ Hợi 2019, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển để Livenguide trở thành nơi bạn có thể GẶP nhau, tìm thấy vị trí của nhau vì cùng quan tâm, vì công ăn việc làm, vì nhu cầu, vì sở thích, vì đam mê."
CON ĐƯỜNG CORONAVIRUS VACCINE TẠI HOA KỲ
____________________________________________________________________________________________
Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ hơn $1 tỷ Mỹ Kim để mua 100 triệu liều vaccine có khả năng đề kháng Covid-19 từ Dược ViệnJohnson & Johnson, nâng mứcthu mua vaccine sơ bộ lên tới $5,1 tỷ Mỹ Kim
Công Ty Moderna ở Cambridge Tiểu Bang Massachusetts đang dẫn đầu cuộc chạy đua tìm kiếm vaccine Covid -19. Đơn vị tài trợ cho Moderna nghiên cứu vaccine là Liên Minh Các Sáng Kiến Đối Phó Dịch Bệnh (CEPI = Coalition for Epidemic Preparedness Innovations có trụ sở chính ở Na Uy), một tổ chức hợp tác công - tư phi lợi nhuận chuyên thúc đẩy hợp tác phát triển các phương pháp điều trị bệnh truyền nhiễm mới nổi. CEPI đã tài trợ $19 triệu Mỹ Kim cho Moderna để phát triển bốn loại vaccine
Ba đơn vị nhận tài trợ của CEPI gồm:
1. Moderna hợp tác với Viện Dị Ứng Và Bệnh Truyền Nhiễm Quốc Gia Hoa Kỳ ( NIAID = National Institute of Allergy and Infectious Diseases ) phát triển vaccine dựa trên ARNm,
2. Công Ty Công Nghệ Sinh Học Inovio Enterprises của Hoa Kỳ, phát triển vaccine trên nền tảng ADN
3. Đại Học Queensland, Australia phát triển vaccine với công nghệ kìm giữ phân tử.
CEPI còn hợp tác với Công Ty Công Nghệ Sinh Học Curevac ở Đức để phát triểnvaccine trên nền tảng ARN.
Điều chế vaccine có nguồn gốc từ ARN là xu hướng có triển vọng nhất hiện nay vì thời gian phát triển và sản xuất vaccine nhanh hơn so với vaccine truyền thống.
Công Ty Công Nghệ Sinh Học Novavax ở Gaithersburg thuộc Tiểu Bang Maryland dự tính sẽ thử nghiệm lâm sàng phiên bản vaccine ngừa Covid-19 của họ vào Tháng Năm và Tháng Sáu, sau Công Ty Moderna vài tháng.
Phát biểu tại Vườn Hồng Tòa Bạch Ốc chiều 15/5, nhận xét về chiến dịch thần tốc "Warp Speed" nhằm tạo ra vaccine phòng chống Covid-19, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ gọi đây là "một nỗ lực quy mô lớn cả về khoa học, công nghiệp lẫn hậu cần, không giống như bất cứ thứ gì nước ta từng thấy kể từ Dự Án Manhattan: Mục tiêu của chiến dịch là hoàn thành việc phát triển, sau đó sản xuất và phân phối vaccine phòng Covid-19 nhanh nhất có thể. Một lần nữa, chúng tôi chờ đợi việc có thể hoàn thành mục tiêu này trước cuối năm."
Tổng Thống Donald Trump cho biết chính phủ sẽ đầu tư vào tất cả các "ứng cử viên" vaccine tiềm năng, và rằng đã có 14 ứng viên trong danh sách. Song song với đó, quân đội Mỹ cũng sẽ làm việc với các quốc gia khác để phát triển mô hình điều tiết và huy động nguồn lực phân phối ngay khi vaccine có sẵn.
Ông Moncef Slaoui, cựu giám đốc điều hành công ty dược phẩm GSK Vaccines, người được Tổng Thống Donald Trump trao quyền dẫn đầu Chiến Dịch Warp Speed, cũng bày tỏ sự lạc quan về chiến dịch này. Ông nói: "Gần đây tôi đã thấy dữ liệu ban đầu từ thử nghiệm lâm sàng vaccine. Dữ liệu này khiến tôi cảm thấy tự tin hơn rằng chúng ta có thể sẽ cung cấp vài trăm triệu liều vaccine ngừa Covid-19 vào cuối năm 2020."
Trong khuôn khổ Chiến Dịch Warp Speed Tướng Gustave Perna, một tướng quân đội bốn sa,o sẽ phụ trách hoạt động hậu cần và vận hành chuỗi cung ứng của quân đội, đồng thời cùng ông Slaoui dẫn đầu chiến dịch này. Ba nhà khoa học chuyên sâu khác sẽ được phân công giám sát từng mảng riêng của Chiến dịch Warp Speed.
Hoa Kỳ tài trợ $1,6 tỷ Mỹ Kim cho Novavax để thử nghiệm vaccine coronavirus
Khoản tài trợ này là khoản tiền từ “Chiến Dịch Warp Speed,” kế hoạch của chính quyền Trump nhằm nhanh chóng phát triển và cung cấp vắc-xin coronavirus. Novavax sử dụng một số tài trợ cho thử nghiệm Giai Đọan 3 bắt đầu vào mùa thu. Novavax cho biết trong một thông cáo báo chí: Khoản tài trợ này cũng sẽ hỗ trợ công ty cung cấp 100 triệu liều vào cuối năm nay.
Khoản tài trợ từ” Warp Speed” không phải là lần đầu tiên của Novavax có được từ chính phủ Hoa Kỳ. Bộ Quốc Phòng đã cấp $60 triệu Mỹ Kim cho công ty công nghệ sinh học này vào Tháng Sáu để giúp họ sản xuất 10 triệu liều vắc-xin NVX-CoV2373 vào năm 2020.
Johnson & Johnson nhận $1 tỷ Mỹ Kim tiền tài trợ vaccine từ chính phủ Hoa Kỳ và BARDA đã đồng ý cấp tiền cho hãng dược này hồi tháng 3 để xây dựng cơ sở sản xuất với năng lực sản xuất hơn 1 tỷ liều vaccine thử nghiệm.
Thỏa thuận $1 tỷ Mỹ Kim với chính phủ Hoa Kỳ là thỏa thuận đầu tiên của Johnson & Johnson về việc cung cấp vaccine đang thử nghiệm cho một quốc gia. Chính phủ Hoa Kỳ cũng có thể mua thêm 200 triệu liều vaccine kháng Covid-19 theo thỏa thuận tiếp theo với Johnson & Johnson, nhưng hãng này không tiết lộ giá trị cụ thể của thỏa thuận. Hãng này cũng đã đàm phán với Liên Minh Châu Âu, nhưng hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
Trước đó Dược Viện Sanofi và Dược Viện GlaxoSmithKline (GSK) xác nhận chính phủ Hoa Kỳ cũng sẽ chi $2,1 tỷ Mỹ Kim để mua vaccine kháng Covid-19 từ hai thương nghiệp này. Số vaccine mua từ hai “ông lớn” ngành dược này sẽ đủ dùng cho 50 triệu người.
Theo thỏa thuận do Bộ Y Tế Dịch Vụ Nhân Sinh và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ước tính: Chi phí chủng ngừa vaccine cho mỗi người dân vào khoảng $42 Mỹ Kim , nhỉnh hơn mức 40 USD/mỗi bệnh nhân mà Hoa Kỳ đồng ý trả cho Dược Viện Pfizer và Công Ty Công Nghệ Sinh Học BioNTech theo thỏa thuận $2 tỷ Mỹ Kim về việc cung cấp 50 triệu liệu trình vaccine
Theo thỏa thuận với Sanofi và GSK, hai hãng này phải cung cấp 100 triệu liều vaccine của cho chính phủ Hoa Kỳ. Ngoài ra chính phủ Hoa Kỳ có thể mua thêm 500 triệu liều vaccine với giá không xác định trước. Giám đốc điều hành của Sanofi là Clement Lewin cho biết, hai hãng này vẫn chưa thống nhất với chính phủ Hoa Kỳ về mức giá cụ thể đối với các liều vaccine bổ sung.
Dược Viện GSK thông báo, một nửa số tiền theo thỏa thuận sẽ dùng để phát triển thêm vaccine đề kháng Covid-19, bao gồm cả khẩu thử nghiệm lâm sàng; phần còn lại sẽ dùng vào sản xuất và vận chuyển vaccine. Sanofi và GSK đã lên kế hoạch bắt đầu thử nghiệm lâm sàng cho vaccine kháng Covid-19 [1]
***
Hoàng Nhất Phương
7pm Thứ Hai ngày 28 tháng 9 năm 2020
***
[1]. Tóm tắt những điều liên quan đến việc tìm kiếm vaccine coronavirus của Chính Phủ Hoa Kỳ theo những bản tin:
https://www.cnbc.com/2020/08/14/the-us-has-already-invested-billions-on-potential-coronavirus-vaccines-heres-where-the-deals-stand.html
The U.S. has already invested billions in potential coronavirus vaccines. Here’s where the deals stand
https://www.jnj.com/johnson-johnson-announces-agreement-with-u-s-government-for-100-million-doses-of-investigational-covid-19-vaccine
Johnson & Johnson Announces Agreement with U.S. Government for 100 Million Doses of Investigational COVID-19 Vaccine
HOÀI NIỆM CUỘC ĐỜI
_________________________________
Thị Trấn Giữa Đàng đột nhiên rét mướt từ Tháng Hai. Thứ rét mướt của những ngày có mưa, có gió, có bão lan sang cả Tháng Ba, sẽ còn đọng lại trong tháng Tư. Mưa rung rung phiến lá. Từ thiên cổ mưa về. Đêm tịnh yên cho tiếng buồn vang trong mây của hồn thơ Hồ Dzếnh, âm vang khắp cùng trời cuối đất. Phải chăng âm hưởng độc huyền của phách nhịp có trong mưa, đã khiến lòng người ta thao thức trăn trở, bâng khuâng nghe mưa rơi đều, rất nhẹ…?
Tôi đang hỏi ai đó hay tôi tự hỏi tôi? Chỉ là để hỏi riêng tôi. Giữa rét mướt tôi thấy lòng tôi đắm chìm trong hoài niệm tuổi thơ, tôi thấy lòng tôi đang trở về cố quận. Trong trí tưởng của tôi, không còn những tên đường Euclid, Garden Grove, Westminster, Magnolia, v.v...Trong trí tưởng của tôi cũng không còn những căn nhà mái ngói đỏ, đứng đơn độc biệt lập giữa từngg ô vuông cỏ. Trong trí tưởng của tôi là miền quê ruộng vườn thẳng cánh cò bay, nằm bên bờ Cửu Long Giang. Ở đó có ngôi nhà từ đường của gia tộc, có mộ phần của ông bà nội, có bóng dáng cô bạn thuở ấu thời, có biết bao điều đã chẳng trọn vẹn khiến lòng tôi không nguôi thương nhớ.
Tôi ngắm nhìn di ảnh của ông nội đặt trên bàn thờ, cảm nhận trọn vẹn duyên phận đặc biệt của ông, có trong cuộc đời này. Ông chào đời êm ả thinh lặng sống đúng năm mươi năm, rồi xuôi tay nhắm mắt thật âm thầm, như thể không muốn làm phiền gia đình, bà con, hàng xóm.
Ngày ông qua đời tôi còn quá nhỏ chẳng ghi nhớ được điều gì ngoài cảm giác bổi hổi bồi hồi sao đó, khi cha quấn lên đầu tôi vành khăn trắng. Tôi hỏi cha: “ Sao con phải mang khăn trắng?” Cha bảo:“ Để tang cho ông nội!” Trong trí óc non nớt của tôi màu trắng đồng nghĩa với màu tang kể từ đó.
Sau đám tang của ông nội cuộc sống lại bình thường. Ai nấy đều bận rộn với công việc riêng chẳng buồn nhớ mới hôm qua còn phủ phục trước quan tài, còn tưởng như có thể chết theo người đã chết. Tôi ra vào lên xuống đi vòng quanh căn nhà to rộng, cố tìm cho được chút liên hệ nào đó giữa người khuất bóng và kẻ còn đang sống, nhưng đành chịu thua. Dường như ông tôi chưa hề sống trong căn nhà này. Dường như ông tôi là một người rất xưa, chỉ có trong cổ tích. Tự nhiên tôi thấy tưng tức muốn giận dỗi ai đó, muốn bắt đền ai đó, như mỗi lần đang say mê đánh bi, đánh đáo mà bị phá đám. Tôi chạy ào từ nhà sau lên nhà trước suýt đâm bổ vào cha tôi. Cha nghiêm nghị hỏi:
"- Con đi đâu, chạy như bị ma đuổi?"
Tôi khóc òa:
"- Con đi tìm ông nội."
Cha lặng thinh. Chừng lâu mới nghe cha nói:
"- Con lên đây."
Tôi nước mắt ngắn dài đi theo cha và bỗng giật mình, khi nhìn thấy khuôn mặt của ông nội hiện ra,giữa khói hương nghi ngút trên bàn thờ. Cha cất giọng trầm buồn:
“- Từ nay muốn gặp ông nội, con cứ đến đây”
Rồi cha bỏ đi. Mặc tôi ngẩn ngơ đứng trước tấm hình quen thuộc của ông nội.
Ông nội tôi thật lạ. Đang đi đứng hẳn hoi nói cười đủ tiếng, bất thần ngồi trụ trên bàn thờ, cạnh bình hoa và lư hương lúc nào cũng lập loè đốm sáng. Hèn chi tôi đi tìm khắp nơi mà không gặp. Ngồi trên bàn thờ có gì vui? Bề dài của chiếc tủ thờ phỏng đo được mười gang tay của tôi không? Chật chội như thế làm sao ông chịu được? Ông là người nhanh nhẹn, ít nói hay làm. Chỗ ở trên bàn thờ nhất định không thích hợp với ông. Tôi muốn mời ông bước xuống để vẫn như thuở nào hai ông cháu cùng ra ruộng thăm lúa, cùng vào vườn dạo chơi, cùng thì thầm nói với nhau những điều về bà nội, về mọi người, về cỏ cây hoa lá, những câu chuyện mà chỉ có hai ông cháu biết.
Bà nội tôi rất khó tính.Có lần tôi đã so sánh:
“ - Ông ơi, nếu ông là ông tiên nhân hậu, thì bà nội là bà phù thủy dữ dằn, chuyên la mắng trẻ em.”
Ông kinh ngạc bảo:
" - Chết nỗi, sao con nói thế? Bà nội biết được, sẽ không thương đâu!”
Tôi vênh mặt:
- Con cứ nói. Con không cần bà nội thương. Ông nội thương con là đủ rồi.”
Nghe tôi nói ông cười, nụ cười có phảng phất điều gì buồn lắm. Tôi hỏi:
" - Sao ông cười buồn thế?”
Ông không trả lời. Tôi đi hỏi cha tôi. Cha khẽ khàng nói:
"- Ông nội có nụ cười cam chịu, con biết không!”
Nụ cười cam chịu? Tôi không hiểu thế nào là cam chịu. Nhưng quả thực ông tôi đáng yêu đáng quý, mỗi khi hé miệng cười cam chịu.
Có phải vì bà nội quá khó nên ông tôi đành mỉm cười cam chịu? Tôi thật bối rối mỗi khi nghĩ đến điều này. Người lớn làm sao ấy! Tại sao bà nội không thể chơi ô quan chơi u mọi với ông tôi một cách vui vẻ, như tôi vẫn thường chơi đùa với con nhỏ bạn ở sát bên nhà? Kể ra con gái cũng thật lắm chuyện. Đang yên lành bỗng dưng giận dỗi. Đang vui vẻ bỗng dưng phụng phịu. Cứ như bong bóng lúc căng phồng lúc xẹp lép. Cứ như trời đất gió máy lung tung, mưa nắng thất thường. Những lúc ấy tôi thấy con nhỏ bạn thật đáng ghét và thật giống bà nội tôi. Có lần cáu tiết tôi hét toáng lên:
"- Bớ con nhỏ kia! Mi chỉ thích nói cho sướng miệng. Mi giống hệt mẹ ghẻ của cô Tấm. Mi là bà chằn rách trời rơi xuống. Con trai như ta không thèm chơi với mi nữa!”
Ui! Đang gân cổ gào la tôi vội im bặt khi nhìn thấy nụ cười cam chịu trên khuôn mặt ngơ ngác, buồn bã của con nhỏ bạn. Tôi nhớ đến ông tôi và bà nội, rồi tự hỏi: Phải chăng giữa hai người quen biết, bao giờ cũng có một người cam chịu…? Tôi mang chuyện này hỏi ông. Ông cười trìu mến:
"- Cái thằng chi lạ…Chỉ hay hỏi những điều khó trả lời. Sau này lớn lên con sẽ hiểu. Bây giờ chơi với bạn đừng khiến nó cam chịu. Tội lắm!"
Tôi yên trí một mai lớn khôn sẽ hiểu biết hết mọi chuyện trên đời. Nên thôi không đòi ông giải thích nữa.
Năm tháng qua đi. Đồng ngô nương sắn bị chiến tranh tàn phá. Đất nước có muôn ngàn điều thay đổi rất đáng sợ. Theo giòng sóng người di tản gia đình tôi đến đảo Guam, sau đó định cư tại Hoa Kỳ. Tháng năm phiêu bồng đất khách, đã khiến tôi đánh mất tâm hồn trong sáng thuở xưa. Mê mải với lợi danh, mê mải với những điều sành sõi học được tại xứ người, tôi gần như quên mất hình ảnh quê hương, quên cả lời hứa hẹn thủy chung với cô bạn thuở ấu thời. Thoảng đôi lần tôi nghe trong lòng dấy lên một nỗi niềm băn khoăn nào đó…Nhưng tham vọng muốn nắm bắt cho được tiền tài và danh vọng, đã khiến tôi như con thiêu thân, học hết bằng cấp này đến bằng cấp khác, để có một chỗ đứng bề thế trong xã hội. Tôi không có thì giờ tìm hiểu xem niềm đau nỗi nhớ ấy bắt nguồn từ đâu. Tôi tự trấn an mình bằng ý nghĩ: Làm người muốn cầu toàn và cầu tiến phải biết nắm bắt hiện tại dự kiến tương lai. Còn quá khứ… Xin chào!
Chơi vơi trong hào hãnh của người có tiền tài có danh vọng. Tôi đã để trái tim của tôi bị sa lầy từ lầm lỡ này đến lầm lỡ khác, khi ngộ nhận về tình yêu. Những mối tình qua đường. Những người đàn bà tự đề nghị ở chung với tôi, chỉ mang đến cho tôi đau khổ cách này hay cách khác. Đằng sau lời tự thuật đầy cảm thương về tình duyên bất hạnh với những người đàn ông đã đi qua đời họ, những người đàn bà ấy đã che giấu nhiều điều dối trá, gian xảo không ngờ. Khi hiểu ra tôi chia tay không hề bịn rịn. Từ đó đàn bà giống như một màn đêm đầy hiểm họa, khiến tôi không còn tha thiết kiếm tìm một nửa của đời mình. Và tôi kết luận: Tình yêu không có thật trên đời.
Cha tôi già đi theo tuổi đời chồng chất, vẫn âm thầm lo lắng cho tôi. Cha rất muốn về thăm quê hương, một chuyến đi cuối cùng của đời người. Nhưng thấy tôi lao đao khốn khổ về chuyện hôn nhân, thấy tôi thân tâm không an lạc, ông không đành bỏ mặc tôi một mình. Ông thinh lặng cất giữ ước mơ về cố quận ở trong lòng. Cho đến một hôm tình cờ tôi nhìn thấy cha cầm trên tay tấm ảnh cũ kỹ, đã vàng ố theo thời gian. Nhìn tấm ảnh tôi giật mình thon thót. Vì anh chàng thanh niên trong ảnh, trông rất giống tôi. Cũng đầu cao mắt sáng, mũi thẳng, môi tươi…Nhưng tôi chịu thua, không thể nhận ra người trong ảnh là ai?
Thấy tôi băn khoăn suy nghĩ cha nhìn tôi cười - nụ cười cam chịu. Tôi bỗng thấy bồn chồn bỗng chợt nhớ ở một nơi xa xôi nào đó, tôi đã từng nhìn thấy người có nụ cười cam chịu như vậy. Chừng như hiểu được những bối rối của lòng tôi, cha điềm đạm nói:
"- Đây là hình của ông nội . Con chính là hình ảnh của ông nội thời trai trẻ.”
Hình ảnh ông nội thời trai trẻ! Nụ cười cam chịu! Ngôi nhà lợp ngói rêu phong! Cô bạn ấu thời! Mọi vật chung quanh tôi nhạt nhòa, chao đảo. Tôi không hiểu mình yên lặng như thế bao lâu. Chỉ biết rằng khi tỉnh ra, mặt tôi đã đầy nước mắt.
Mùa thu năm 200.., tôi theo cha trở về quê hương. Giòng sông Cửu vẫn dư đầy sóng nước phù sa. Con đường đất ngày nào vẫn bay đầy bụi đỏ, khi tôi bước vào từ đường của giòng họ. Và khuôn mặt ông nội của tôi vẫn rất thân thiết, vẫn rất gần gũi trong khung hình chữ nhật, cạnh bình hoa và lư hương lúc nào cũng lập lòe đốm sáng.
Thuở ấu thời tôi đã từng đứng trước bàn thờ này lòng đầy ắp yêu thương, lòng vô cùng trong sáng khi nhớ người đã khuất. Bây giờ tôi nhìn ngắm ông tôi để soi rọi chính cuộc đời mình. Đến một lúc nào đó dù bề dài của chiếc tủ thờ ngắn ngủi chật chội, di ảnh của tôi cũng sẽ được đặt lên trên ấy. Chỉ không biết hình bóng của tôi có thể an nhiên tự tại, như là hình bóng của ông tôi hay không?
Ông tôi đã sống một đời âm thầm. Đã ra đi lặng lẽ, chẳng màng đến sự quên hay nhớ của người đời. Vì những điều đã quên hay còn nhớ, nào có làm mất đi lòng nhân hậu của ông? Thuở sinh tiền ông sống âm thầm bên cạnh người vợ trưởng giả, xa hoa, khó nết. Mỗi khi người trên kẻ dưới kháo nhau: “ Ông Y. khổ một đời, vì cái tính sang chảnh của bà X.” Ông thinh lặng cười. Chưa ai nghe ông than thở nửa lời dù dương gia điền sản, ruộng vườn thẳng cánh cò bay, lần lượt bị phá tán vì thói tiêu xài phung phí của bà. Nghe nói căn nhà từ đường, mẫu ruộng hương hỏa, suýt nữa cũng bị phát mại, nếu như ngày đó ông không cương quyết chống đối và chỉ trích bà. Suốt ba mươi năm sống chung với vợ, ông chỉ sử dụng quyền gia trưởng một lần duy nhất để răn dạy bà, để giữ lại căn nhà từ đường, mẫu ruộng hương hỏa cho con cháu, rồi lặng thinh cho tới ngày nhắm mắt. Trong trí tôi hiện ra dáng vẻ nho nhã thanh an của ông. Trong trí tôi còn đó âm vang giọng nói trầm ấm hiền từ, chất giọng mà ông đã dùng để đưa tuổi thơ của tôi vào giấc ngủ bình yên, đầy hình ảnh tuyệt vời của cổ tích.
Những ngày ở quê nhà tôi thơ thẩn đi ra bến sông, lặng nghe tiếng hò bay lượn trên sóng nước. Nhớ xưa tiếng gió phần phật thổi, mỗi lúc trời giông bão. Những con thuyền sửa soạn ra khơi, vội vã cắm neo tại cầu tàu. Nhớ xưa những chiếc xe bò chất đầy rơm rạ, chậm chạp lăn trên con đường vắng gập ghềnh, có nhiều mô đất gồ ghề khúc khuỷu, được soi rọi bởi thứ ánh sáng nhạt nhoà yếu ớt của những ngọn đèn vàng. Nhớ cô bạn nhỏ thường nhảy chân sáo cùng tôi chạy theo bám vào thành xe, co chân đánh đu lửng lơ hai bên hông. Rồi hai đứa cười nắc nẻ buông tay, cùng ngã lăn kềnh ra đường, mặc cho quần áo rách bươm, mặc cho mặt mày lem luốc vì đất bụi .
Những ngày ở quê nhà tôi tần ngần ngó sang nhà hàng xóm. Cổng vườn xưa khác trước. Những bóng dáng xa lạ. Những giọng cười không quen. Gia đình cô bạn nhỏ chuyển đổi đi đâu không biết. Một thoáng gió vào làm mắt cay. Có lẽ cô đã lấy chồng xa xứ. Có lẽ cô không còn nhớ chuyện xưa. Cũng như tôi gần nửa đời hư nơi đất khách, nổi trôi theo giòng sóng đời cuồng loạn, đâu có bao giờ để lòng nhớ về một thuở yêu người.
Những ngày ở quê nhà qua mau. Lưu luyến nhiều bao nhiêu, rồi cũng phải nói lời từ biệt. Chiều cuối cùng ở cố hương, tôi một mình đi thăm mộ của ông nội. Đường dẫn vào nghĩa trang cỏ may đan kết. Trong bóng hoàng hôn dần tắt giữa hai hàng bia mộ, thấp thoáng bóng một ni cô. Những nén hương đỏ lửa trên tay người nữ tu vơi dần, để trên mộ phần người quá cố, khói hương tỏa lan thơm ngát. Tôi đến gần mộ của ông tôi, đúng lúc vị ni cô cũng vừa cắm xong ba nén hương thơm. Bốn mắt nhìn nhau tôi sững sờ kêu: “ Yên Hà!"
Vâng! Vị ni cô thinh lặng thắp hương quanh các nấm mồ không phải ai xa lạ, chính là nhỏ bạn ấu thời của tôi! Không gian tĩnh mịch tưởng sắp tan trong biển lệ. Tiểu ni cô chưa tận diệt thất tình chắp tay trước ngực, lặng lẽ khóc, lặng lẽ quay lui. Không nói một lời! Nhưng trong khoảnh khắc đìu hiu ấy, tôi biết tôi có lỗi. Tôi hiểu vì sao Yên Hà không còn là Yên Hà nữa.
Tôi ngồi bên mộ ông lòng buồn thảm thiết. Nhớ xưa ông nói: “…Chơi với bạn, đừng để nó cam chịu, tội lắm!” Chiều buông giòng mây tím. Đàn vạc kêu sương, vỗ cánh bay tận cuối trời. Gió rì rào thổi, lay động từng bụi cây khóm lá. Tưởng như hồn thiêng của ông tôi theo ngọn cỏ gió đưa, về an ủi tâm hồn héo hắt của đứa cháu hoang đàng. Bóng tối lan dần. Mảnh trăng non nhẹ rơi trên hàng bia mộ.Tôi lê bước chân đi. Lắng nghe lá khô xào xạc, như lắng nghe tim mình tan vỡ.
Lần trở về cố hương năm đó tôi đau đớn cảm biết thế nào là sự tổn thất lớn lao không có gì bù đắp được khi người thân khuất bóng, khi tình yêu đích thực ra đi…
Một mình. Lắng nghe thời gian lặng rớt. Lắng nghe gió miên man bay lượn trong rét mướt. Lắng nghe đất trời đau đáu hỏi: Phải chăng trong cuộc sống những người thuần khiết, hiền lành, khoan dung như ông nội của tôi, như Yên Hà, luôn phải cam chịu đau khổ, luôn phải cam chịu thiệt thòi, vì những kẻ vô tình như bà nội như chính tôi? Ngày xưa nếu bà nội đừng quá ích kỷ, ông tôi sẽ không phải u uẩn cho đến chết. Ngày xưa nếu tôi đừng hững hờ đừng chạy theo bóng sắc, có lẽ cô bạn ấu thời không nương nhờ cửa Phật.
Tôi nghe thời gian thở hơi dài buồn bã, trước biết bao điều không trọn vẹn có trong hoài niệm cuộc đời!
***
Hoàng Nhất Phương
4:5pm Thứ Hai ngày 23 tháng 03 năm 2009
Thiệt là thú vị. Hôm nay có người giới thiệu về mạng xã hôi du lịch Livenguide của mình, so sánh với các trang lớn khác và review rất kỹ lưỡng. Feeling so happy.
https://traveltractions.com/travel-blog-platforms/
CHỮ TÌNH
______________________________
Đời như đời với cuộc đời. Trăm năm huyễn mộng ta người là đây. Có phải thật như vậy không? Tôi đã tự hỏi tôi điều này, khi suy nghĩ về chữ Tình có trong cõi người ta. Chữ Tình, ngay từ thuở tạo thiên lập địa, đã là một vấn đề nan giải. Từ cổ chí kim, từ đông sang tây, vô vàn người viết, vô vàn chương sách ghi chép, phân tích, giải bày thế nào là chữ Tình. Tôi có đang làm một công việc dư thừa, khi để lòng hoà nhập vào giòng sóng tình mênh mông của nhân loại hay không? Ồ không! Người ta nghĩ như thế nào về chữ Tình là chuyện của người ta. Chữ Tình của riêng lòng tôi mặc nhiên rất khác.
Một sớm hừng đông chân trời còn đắm chìm trong màn đêm. Tưởng nhớ thành đô Đa Lạt khói tỏa, sương lồng, cây xanh, lá biếc. Tưởng nhớ mái nhà thân yêu trên đồi cao lộng gió. Tưởng nhớ ngọn thác từ thượng nguyên ầm ầm tuôn đổ. Tưởng nhớ giòng suối sâu lắng nhẹ nhàng êm trôi. Tôi biết lòng tôi đang trở về nguồn cội. Tôi biết lòng tôi đang ngậm ngùi ngâm: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc. Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. [*] . Chữ Tình chơi vơi như con thuyền không bến. Chữ Tình âm vang huyền sử Tiên Rồng. Chữ Tình hoài hương hiu hắt. Tôi đứng ngẩn trông vời cố quốc xa xôi. Mặc cho chữ Tình rơi lệ khóc thương tôi, khóc thương những tâm hồn Việt Nam đang phiêu bồng đất khách.
Trời Tháng Năm ánh huỳnh quang rực rỡ. Phấn hoa thướt tha bay trong gió. Bảy sắc màu đỏ, cam, vàng, xanh, lam, chàm, tím rực rỡ trên muôn ngàn hoa. Hoa tươi nở trên khắp các nẻo đường dẫn vào xa lộ, dẫn ra phố thị. Không gian như dương cầm vừa căng dây phím trình tấu trường ca lòng mẹ, trình tấu diệu khúc mẫu tử thâm tình. Tôi sống lại ngày chào đời thuở xưa trong căn phòng ấm, bên nôi đong đưa, mẹ hiền thương yêu vỗ về hát ru tôi ngủ: …Gió mùa thu mẹ ru con ngủ. Năm canh chày thức đủ vừa năm…[**] Lời ru ngọt ngào của mẹ theo thời gian âm thầm trôi, đã dưỡng nuôi tôi khôn lớn. Chữ Tình tràn đầy lòng mẹ tha thiết thương con. Chữ Tình đăm đắm nhớ mong cho lòng tôi lặng khóc: Mẹ là mầu nhiệm thăng hoa, ru hồn con đã bao tà dương xưa!
Tháng Sáu trời mưa. Những cơn mưa đầu giữa mùa hạ đỏ. Con đường loang loáng nước. Xe cộ trầm mặc theo nhau đi về trên những lộ trình quen thuộc. Hàng cây buồn rủ bóng. Lá xanh nhạt màu. Cỏ tươi héo úa. Vì ánh nắng gay gắt, của một mặt trời đành hanh quá đỗi khiến oi bức lạ lùng! Muộn phiền vô hình, nhưng bóp thắt ruột gan. Gam màu buồn thiu trên giá vẽ. Bức tranh đời tang thương dâu bể. Chạnh nhớ ngày xưa sầu thiên thu. Cha tàn hơi thở chết trong tù. Thành đô khói tỏa ngàn thông rủ. Tôi khóc trên đồi mây viễn du! Mây viễn du theo linh hồn cha vào cõi vĩnh hằng. Để tôi dẫu còn rất nhỏ đã hiểu thế nào là vận nước nổi trôi, đã hiểu thế nào là thế sự xoay vần, đã hiểu thế nào là: Còn cha gót đỏ như son. Một mai cha chết gót con đen sì [**] Chính biến của ngày ba mươi tháng tư đã ghi bản án chung thân chẳng hạn kỳ cho cha tôi, cho tất cả những người cha chọn Võ Bị làm phận nghiệp. Chữ Tình nghẹn ngào u uất xót thương những trẻ thơ trở thành quốc gia nghĩa tử, nhưng không được công nhận ngay trên quê hương của mình! Khi bóng nắng u buồn rơi trên hàng thông hiu quạnh, khi cuộc đời dành một ngày trong Tháng Sáu để nhớ công cha, giữa đất khách quê người mặc dù trời không mưa, Tháng Sáu vẫn cùng tôi nức nở khóc vì nhớ thương thân phụ.
Hoàng hôn trên sông. Sóng lang thang lượn vòng quanh bãi vắng. Ráng chiều cô độc trong màu vàng đỏ hoang vu của ngày tàn. Cánh chim đơn côi bơ vơ không tổ ấm, cất tiếng than não nùng giữa không gian hiu quạnh. Anh đi sương khói vây hình. Tình câm lặng khóc ta mình về đâu? Chợt nghe lời hát buồn mênh mang….Vào một đêm sương có người trai hồi hương, báo mẹ tin thật buồn. Tin anh gục chết giữa lúc băng giòng sông cho tơ duyên bẽ bàng...Từng cung bậc trầm buồn của Trần Thiện Thanh ảo biến thành tiếng lòng của thân thế. Cho tôi nhớ lại ngày gia đình tôi được tin con thuyền chở những người vượt biên, trong đó có anh hai tôi chìm sâu dưới đáy biển. Tơ duyên bẽ bàng của Trần Thiện Thanh khởi từ chữ Tình của những người yêu nhau, phải chăng cũng hóa hiện chữ Tình trong nhân duyên vô lượng giữa cha mẹ và các con, cũng như giữa anh chị em - những người cùng chung huyết thống? "Từ Đó Em Buồn" của Trần Thiện Thanh phải chăng cũng ảo hóa giòng lệ của chúng tôi, những người em khóc thương anh hai của mình phải chết oan khiên trên đường tìm tự do khi sơn hà biến động?
Chữ Tình lên cao trông mây buồn phiêu du. Chữ Tình xuống thấp nhìn thung lũng sầu miên man. Chữ Tình về nguồn khơi nỗi đau ngàn trùng không cạn. Chữ Tình soi tiền kiếp tìm hẹn ước xa xưa. Chữ Tình nhìn về đời sau hỏi lòng ai: Một chữ Tình có đành chia đôi…? Chữ Tình ngay phút giây này tỉnh ngộ thân âm thầm quán niệm: Chung chia nước mắt ngậm ngùi. Tình yêu huyền thoại chôn vùi khổ đau! Hai câu thơ này có người ngộ nhận tôi viết vì nhớ thương ai đó. Không đúng. Tôi viết chỉ để thương nhớ Hoàng Đình Ngũ Thường, anh hai của tôi!
Trong trầm tư cô đơn tôi thinh lặng nghe Lê Vĩnh Trương hát “Từ Đó Em Buồn!” trong Ngày 17 Tháng Bảy - ngày anh hai tôi an giấc ngàn thu giữa trùng dương khi chưa tròn mười sáu tuổi!
*
Hoàng Nhất Phương
12am Thứ Sáu ngày 17 tháng 7 năm 2020
[*] . "Qua Đèo Ngang." Thơ của Bà Huyện Thanh Quan
[*] . Ca dao
Video link
Trùng lai kỳ ngộ luân hồi là em