Strategic Development Specialist - Chuyên gia Phát triển Chiến lược
https://youtu.be/Uo_WDM7fSy8
Tôn giáo là gì? (tiếp theo)
Vui lòng chia sẻ và bình luận, cảm ơn các triết gia học giả và các bạn quan tâm.
https://www.startpage.com/en/about-us/?t=default
Các chính phủ và những người ủng hộ quyền riêng tư trên khắp thế giới không ngừng thảo luận về vấn đề giám sát và quyền riêng tư. Phía nhà nước thường lập luận rằng nếu chúng ta cung cấp cho các cơ quan thực thi pháp luật và dịch vụ tình báo nhiều lựa chọn giám sát hơn, chúng ta có thể truy tố tội phạm hiệu quả hơn và do đó giúp tất cả chúng ta an toàn hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của những phương pháp này còn gây tranh cãi và khả năng thành công là không thể xác định. Đúng hơn, câu hỏi đặt ra là xã hội chúng ta mất đi những gì nếu mọi cuộc gặp gỡ hoặc trò chuyện của chúng ta có thể được ghi lại. Chúng ta có tin tưởng nhà nước của chúng ta và các cơ quan chức năng rằng họ xử lý những dữ liệu đó một cách tận tâm không?
Ở Đức, nỗi sợ hãi về khả năng bị giám sát có nguồn gốc từ quá khứ.
Bảo vệ dữ liệu là một khái niệm xa lạ ở CHDC Đức
“Để chắc chắn, bạn phải biết mọi thứ,” cựu giám đốc Stasi, Erich Mielke, nói. Ở Đông Đức, sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, CHDC Đức đã mở rộng nghiêm ngặt việc giám sát công dân của mình.
Quyền riêng tư chấm dứt khi chính phủ thấy quyền lực của mình đang gặp nguy hiểm. Để có thể coi là kẻ thù của nhà nước, dưới sự kiểm soát, tất cả các phương pháp giám sát đều phải đúng - thậm chí là một phương tiện đe dọa thường trực.
Stasi chống lại mọi người
Là cảnh sát bí mật có quyền hành pháp, Stasi đã sử dụng nhiều công cụ quan sát và gián điệp khác nhau để kiểm soát cái gọi là kẻ thù của nhà nước.
Phương pháp của Stasi rất đa dạng: theo dõi các mối quan hệ hàng xóm, tại nơi làm việc, trong các câu lạc bộ - ở mọi nơi. Các căn hộ riêng bị nghe trộm, các đường dây điện thoại bị nghe trộm, các thư tín riêng tư được mở và ghi lại. Các công dân được tuyển dụng để giám sát các công dân khác. Một mạng lưới những người được gọi là “nhân viên không chính thức” hoặc “IMs” đã hình thành nền tảng của hệ thống. Khoảng 190.000 người đang phục vụ cho Stasi, nhiều người trong số họ trước đó đã bị theo dõi hoặc đe dọa bản thân. Mạng lưới cung cấp thông tin bao phủ tất cả các lĩnh vực xã hội ở CHDC Đức và đảm bảo rằng mọi người đều phải sợ mọi người.
Những người không vượt qua bị trừng phạt. Sự nghiệp chuyên nghiệp đã kết thúc, tự do đi lại bị hạn chế, bắt giữ là thứ tự trong ngày.
Thông tin chi tiết và dữ liệu của công dân được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu cá nhân trung tâm (ZPDB) và hồ sơ cá nhân đã được tạo. Phần lớn dữ liệu và tập tin được thu thập này đã bị phá hủy ngay trước khi nước Đức thống nhất để xóa dấu vết. Tuy nhiên, vẫn còn có 111 km hồ sơ dữ liệu và tệp không thể tin được. Chúng như một lời cảnh báo về những hậu quả có thể xảy ra của các chiến thuật giám sát như vậy.
Chúng ta học được gì từ lịch sử?
Ký ức về những gì đã xảy ra được neo chặt trong ký ức của người dân. Bởi không ít vì sự giám sát của các cơ quan chức năng và các tổ chức như Gestapo, Cảnh sát Quốc gia bí mật của Đức Quốc xã và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CHDC Đức, người Đức rất quan trọng vấn đề giám sát hợp pháp và thu thập dữ liệu hơn nhiều nơi khác trên thế giới. Nhưng bất chấp những bài học mà chúng ta đã học được từ lịch sử, chúng ta vẫn quá sẵn sàng tiết lộ thông tin cá nhân của mình trong cuộc sống kỹ thuật số hàng ngày. Mặc dù chúng ta biết dữ liệu của mình đang được thu thập và chúng ta biết những hậu quả có thể xảy ra, nhưng chúng ta vẫn thường xuyên làm ngơ trước những nguy cơ thực sự đối với quyền riêng tư của mình.
Trong thời đại của Internet và các thuật toán, không còn cần một mạng lưới gián điệp để thu thập thông tin về chúng ta. Các cơ quan an ninh muốn đọc các cuộc trò chuyện đưa tin của chúng ta để chống khủng bố. Các chính trị gia đang kêu gọi hồ sơ phong trào của chúng ta được theo dõi để ngăn chặn sự lây nhiễm corona. Đồng thời, dữ liệu của chúng ta đang được thu thập và lưu trữ trên Internet bởi các công ty công nghệ lớn, và số lượng dữ liệu bị tấn công và vi phạm đang gia tăng một cách đáng sợ. Một lần nữa chúng ta đang ở một bước ngoặt về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư. Làm thế nào chúng ta có thể bảo vệ tốt nhất bản thân - và dữ liệu của chúng ta - trong thời đại số hóa?
Quyền riêng tư là một quyền cơ bản mà chúng ta phải bảo vệ. Để ảnh hưởng đến chính trị đòi hỏi sự cam kết và kiên trì. Nhưng trong thế giới kỹ thuật số, chúng ta đã có nhiều lựa chọn để bảo vệ dữ liệu của mình và đảm bảo rằng càng ít thông tin càng tốt được lưu trữ về chúng ta. Bước nhỏ có thể đi một chặng đường dài. Do đó: hãy sử dụng sứ giả an toàn, sử dụng VPN, gửi email được mã hóa nếu có thể và tìm kiếm bằng công cụ tìm kiếm riêng tư như Startpage.
-
Bài đăng này là một phần của loạt bài "Những bước ngoặt về bảo vệ dữ liệu" của chúng tôi. Trong một tháng, chúng tôi sẽ trình bày những lạm dụng dữ liệu nghiêm trọng từ lịch sử của chúng tôi.
Bài viết này hữu ích không?
Không thích đồng ý thích
Chia sẻ bài viết
BỮA ĂN CUỐI CÙNG
Một sinh viên ra trường thất nghiệp đã lâu, không tìm được việc làm.
Sáng hôm đó, anh uể oải thức dậy, lục mãi trong ví chỉ còn 10 dollars cuối cùng. Anh rửa mặt thay đồ rồi lang thang trên phố, hy vọng tìm được bất cứ công việc gì có thể.
Nhưng đến đâu cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu từ chối. Đến khi thấy đói, anh ghé vào một quán ăn nhanh để mua một phần ăn cuối cùng và ly soda.
Anh vừa lấy được phần ăn nóng hổi ngồi xuống bàn, chưa kịp cắn một miếng thì trước mặt anh bỗng xuất hiện một ông lão ăn xin dẫn theo 2 đứa cháu. Trông họ thật tồi tàn dơ bẩn và đói lả. Ông lão van xin anh vì ông cháu họ đã nhịn ăn gần cả tuần rồi. Những đứa trẻ thèm thuồng nhìn cái bánh hamburger anh đang cầm trong tay .
Chàng thanh niên nhìn lại mẫu bánh, anh cũng đói nhưng anh biết họ còn đói hơn anh. Anh cầm cả khay thức ăn đưa hết cho ông lão. Ông lão ăn xin cảm ơn rối rít, rồi lục trong túi xách rách nát đưa cho anh một đồng xu cổ và nói:
"Cảm ơn lòng tốt của anh, xin hãy nhận cho lòng biết ơn của chúng tôi".
Anh chẳng biết làm được cái gì với đồng tiền cổ này, nhưng cũng nhận lấy nhét vào túi cho ông lão yên tâm.
Chàng thanh niên thất thểu bước ra khỏi quán. Giờ thì anh thật sự đã chẳng còn gì nữa. Không tiền, không việc, không hy vọng cùng cái đói đang gậm nhấm bao tử .. Anh đi xuống bờ sông, tìm một chỗ mát dưới gầm cầu, và định nằm đó cho đến khi được lên thiên đàng.
Khi loay hoay dọn dẹp xong chỗ nằm, chợt thấy một mẫu báo rách, anh cầm nó lên đọc. Trên báo có mẩu tin: một trung tâm mua bán đồ cổ rao thu mua tất cả những đồng tiền cổ với giá cao.
Anh moi trong túi ra đồng tiền khi nãy ông lão ăn xin đưa cho anh, ngắm nghía một hồi hy vọng biết đâu nó cũng giúp anh mua được vài thứ để nhét vào bụng. Nghĩ vậy nên anh bò dậy và cầm mẩu báo đi tìm địa chỉ.
Khi anh đến nơi và chìa tay đưa ra đồng tiền, một chuyên viên trong cửa hàng xem xong gọi ông chủ đến. Ông chủ đem ra một cuốn sách cũ to tướng, rồi cùng anh và người chuyên viên lục tìm mẫu đồng tiền anh đang có. Sau khi tra cứu niên giám kiểm tra mẫu đồng tiền đó, cả 3 người té ngửa khi biết nó có giá .. 3 triệu dollars.
Anh mất cả ngày hôm đó để hoàn tất thủ tục mua bán, và sáng hôm sau anh bước ra khỏi nhà với tư cách là người chủ tài khoản ngân hàng với 3 triệu đồng. Anh vui mừng chạy ngay đến quán ăn mà anh đã gặp 3 ông cháu ăn xin lần cuối.
Nhưng khi hỏi toàn bộ nhân viên và ông chủ cửa tiệm, không ai biết tung tích của ông lão ăn xin. Chỉ có một nhân viên đưa ra một mảnh giấy, nói là ông lão có viết để lại cho anh.
Anh mừng rỡ mở ra xem, hy vọng đây là tin nhắn giúp anh tìm được họ. Nhưng trên mảnh giấy chỉ vỏn vẹn có vài hàng:
"Cảm ơn lòng tốt của anh bạn trẻ. Anh đã cho chúng tôi tất cả những gì anh có khi anh đã không còn gì nữa. Vậy nên anh xứng đáng để nhận lại phần thưởng từ Chủ Nhân Của Thiên Đường" ...
Sưu tầm
Viết về Tổng thống Trump là một việc rất khó do tính cách đa dạng của nhân vật và độ tế nhị của chủ đề, đặc biệt càng khó hơn trong giai đoạn bầu cử nước rút này với nhiều thay đổi khó lường khiến những gì viết ra có thể nhanh chóng trở thành việt vị. Tuy nhiên điều đó càng làm công việc thêm thú vị và thôi thúc người viết, coi như một ghi chép lại về sau và cũng với mong muốn chia sẻ và nhận được ý kiến của mọi người.
Một câu hỏi thường đến với tâm trí, có thể là của nhiều người, khi nghĩ về ông Trump là làm sao ông ta có được sự ủng hộ của rất đông người Mỹ, hiện giờ là 46%, mặc dầu truyền thông gần như tất cả các kênh đã và liên tục chỉ trích ông? Để lý giải điều này, cần xem ông Trump có thực hiện những gì đã hứa khi tranh cử hay không. Và ông đã trung thành với cử tri nền tảng của mình, tức cánh hữu như thế nào.
Cách đây 3-4 năm khi ông Trump vừa thắng cử, bạn Đỗ Quốc Anh (Harvard) có viết một bài rất thú vị phân tích việc các Tổng thống Mỹ có giữ lời các hứa khi tranh cử. Trái với suy nghĩ của nhiều người và có thể của ông Trump và cộng sự vốn chỉ trích hệ thống hiện tại như một cách để tranh cử, việc giữ lời hứa của các đời Tổng thống Mỹ là rất cao. Tôi nhớ con số đưa ra trong bài viết là trên 70%.
Các năm dưới thời ông Trump chỉ làm con số này cao hơn. Ông Trump đã thực hiện hầu hết các lời hứa của mình khi tranh cử. Một trong những lời hứa quan trọng nhất là giảm thuế cá nhân và thuế doanh nghiệp từ 35 xuống còn 15% !! Một điều mà ai cũng nghĩ là không thể nhưng đã được thực hiện và góp phần cởi trói và thúc đẩy hơn nữa nền kinh tế Mỹ. Dĩ nhiên tác động xã hội, phân chia giàu nghèo của việc này có thể gây tranh cải, nhưng điều quan trọng nhất là lời hứa đã được thực hiện. Ngoài ra ông cũng đã giữ lới hứa trong việc chỉ định gần 200 Thẩm phán Mỹ thuộc cánh Bảo thủ ở tòa án các cấp, và ba Thẩm phán ở Tòa án Tối cao, một quy trình tế nhị và tốn nhiều thời gian công sức.
Để làm được các điều này, ông Trump tận dụng quyền lực Tổng thống của mình đến mức cao nhất. Ngay ngày đầu tiên sau khi đắc cử ông ký Sắc lệnh ngưng nhập cảnh nhiều nước vì lý do an ninh cho Mỹ. Sắc lệnh này sau đó vài tháng đã bị Tòa án Mỹ phủ quyết. Dĩ nhiên Sắc lệnh này gióng lên một làn sóng chỉ trích, nhưng chắc chắn làm hài lòng các người thiên hữu bỏ phiếu cho ông với mong muốn lập lại trật tự trong việc nhập cảnh Hoa Kỳ.
Và suốt mấy năm qua dưới thời Tổng thống Trump, đây không phải là lần duy nhất ông gần như một thân một mình đẩy quyền lực Tổng thống đến xa nhất để thực hiện những gì đã hứa. Đó có thể là đặc trưng của Tổng thống Donald Trump, khác với TT George W Bush với cách thức quản lý phân quyền và chia công việc cho các cộng sự. Hay khác với Tổng thống Barack Obama, vốn là một giáo sư về luật Hiến Pháp và sự hiểu biết tường tận cái mà Việt Nam ta gọi là «cơ chế», chắc sẽ khó có thể mạnh dạn đưa ra những Sắc lệnh biết rằng ngay sau đó có thể bị Tối cao Pháp viện phản đối.
Về thương mại quốc tế thì mọi người thường để ý đến cuộc chiến mậu dịch Mỹ-China mà có thể quên là ông Trump đã ký thỏa thuận thương mại Canada-Mehico-Mỹ vừa có hiệu lực gần đây. Đảng cầm quyền của nước Anh, mặc dầu không nói ra (dĩ nhiên), nhưng gần đây báo chí cánh hữu cũng ra dấu ông Trump có thể là lựa chọn tốt hơn cho thương mại Anh-Mỹ.
Về đối ngoại thì ông Trump đã thực hiện rất nhiều lời hứa ví dụ như dời Đại sứ quá Mỹ tại Israel về Jerusalem, thiết lập hòa bình tại Trung Đông, với gần đây nhất là cam kết hòa bình giữa Israel và UAE. Năm 2015, ông Trump đã cảnh báo sẽ thả bomb tiêu hủy IS. Sau khi ông đắc cử, quả bomb không nguyên tử lớn nhất đã được thả xuống căn cứ địa của IS ở Afghanistan, góp phần tiêu diệt băng đảng khủng bố chống lại loài người này với kết quả là thủ lĩnh của nó là Abu Bakr đã bị biệt kích Mỹ triệt hạ trong năm 2019.
Dĩ nhiên không phải việc nào của ông Trump cũng nhận được đồng thuận và không dấy lên tranh cãi. Ví dụ như việc Mỹ rút ra khỏi TPP, một liên minh được nhen nhóm dưới thời Tổng thống Obama để bao vây China, hay Mỹ rút ra khỏi Thỏa thuận Paris về Khí hậu. Nhưng điều cần nhấn mạnh ở đây là ông Trump đã được bầu dựa trên một danh sách công việc, và ông đã tick gần như tất cả box. Tức nói là LÀM. Đó không phải là điều chúng ta cần nhất ở các chính trị gia, người vốn ở đó vì lời hứa?
Có nhiều cái ông Trump không hứa nhưng cũng đã làm, có thể trong một sự việc mang tính sự cố nào đó. Cách thức của ông là tạo sự bất ngờ đến độ không ngờ, đôi khi rất ầm ĩ nhưng không làm gì, nhưng có lúc không nói không rằng để sức chịu đựng của Mỹ cũng như thế giới lên đến đỉnh điểm và giải quyết bằng một màn tấn công chớp nhoáng. Ví dụ như cuộc tập kích bằng 59 tên lửa Tomahawk hành trình vào Syria rạng sáng ngày 7/4/2017 (tức vài tháng sau khi tuyên thệ), và quyết định có lẽ được đưa ra trong giờ giải lao lúc ông Trump đang tiếp Tập Cận Bình. Hay gần đây là tên lửa tìm diệt Mỹ đoạt mạng một vị tướng cao cấp Iran sau khi nước này liên tục khiêu khích lợi ích của Mỹ ở Vịnh Ba Tư.
Tuy nhiên không phải chỉ có súng đạn. Ông Trump còn đẩy việc ngoại giao bên bờ vực thành một nghệ thuật đôi khi làm thế giới bất ngờ. Sau và trong những màn khẩu chiến ám khói màn hình, ông Trump đã gặp và đối thoại với người đứng đầu Bắc Hàn, vốn vài ngày trước kêu gọi sẽ đưa nước Mỹ về thời đồ đá bằng tên lửa vượt Thái Bình Dương (!).
Không phủ nhận các cuộc gặp đình đám này làm mọi người (trong đó có người viết) hoài nghi về giá trị Mỹ và việc Mỹ thỏa hiệp với các thể chế độc tài. Nhưng những người có kinh nghiệm chính trường quốc tế, và với một độ châm biếm hơn, có thể nhận định rằng nó chỉ khác các cuộc gặp của các đời Tổng thống trước vì nó diễn ra ban ngày mà thôi. Kết quả là đương kim tại Bình Nhưỡng đã không còn nặng lời với Mỹ, và một số phái đoàn quốc tế đã có thể đến thị sát các căn cứ nằm sâu trong lòng núi ở Bắc Hàn. Một điều không thể tưởng trước đây.
Ông Trump có thể đang áp dụng một cách có từ thời Tôn Tử (?) «Hãy giữ bạn bè thật kỹ, và kẻ thù còn kỹ hơn» (Keep your friends close ; keep your enemies closer). Đó có thể cũng là cách ông ca ngợi người bạn tốt Xi Jin Ping mỗi khi quyết định nâng thuế hàng từ China?
Thật ra cũng có một vài lời hứa ông Trump đã không làm. Ví dụ như việc truy tố bà Hillary Clinton, điều mà ông liên tục mạnh miệng kêu gọi khi tranh cử. Nhưng sau khi đắc cử đã nói không còn nghĩ đến việc đó nữa.
Đó cũng là một điều thú vị ở Donald Trump.
Digital Marketing !
Hôm qua, mình có dịp được chia sẻ và học hỏi hai bạn trẻ là những chuyên gia hàng đầu về tiếp thị số Việt Nam tại Sài Gòn.
Chuyển đổi số trên nền tảng công nghệ 4.0 (AI, Big Data, IoT) là cơ hội và sức mạnh rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Các bạn trẻ chúng ta đang chuẩn bị tích cực và tìm ra các giải pháp để tạo ra các siêu xa lộ đưa sản phẩm, thương hiệu Việt Nam vươn nhanh ra toàn cầu.
Tương lai đang ở phía trước.
Cùng nhau, chúng ta nâng tầm doanh nghiệp Việt !
Strategic Development Specialist - Chuyên gia Phát triển Chiến lược