Nhận được tin này hơi trễ nhưng mình đồng ý với anh Pham  là cứ để cho trẻ con học nhiều ngôn ngữ nhất có thể. Đó là xuất phát từ kinh nghiệm bản thân và gia đình. Các cháu nhà mình do sinh sống ở nhiều nước Châu Âu nên phải tiếp xúc với đủ thứ tiếng Pháp, Anh, Arab, Tây Ban Nha, và dĩ nhiên Tiếng Việt. Các bác sĩ tâm lý (1-2) và thầy cô (ít nhất 3 người) ở Pháp và Anh đều khuyến khích ở nhà nên nói chuyện, dạy cháu thêm nhiều ngôn ngữ khác. Họ nói nhiều ngôn ngữ sẽ làm đầu óc con trẻ phát triển hơn. Đến độ 3-4 tuổi các cháu tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ sẽ hơi chậm nói hơn các trẻ khác nhưng sau đó thì OK.
*******************
MINH VIET TALKS 15/11/2020: HỌC NHIỀU NGOẠI NGỮ, NÊN HAY KHÔNG?
Xin thông báo với quý vị về buổi hội đàm về học nhiều ngoại ngữ sáng nay 15/11 lúc 9h tại link Zoom sau. Đây là chương trình talks mà Minh Viet cung cấp miễn phí cho cộng đồng. Thông tin thêm về buổi họp này có trong link dưới đây.
https://minhvietacademy.zoom.us/j/96230892398
Xin lỗi nếu Minh Việt làm phiền quý vị với thư này. Quý vị có thể Unsubcribe để không phải nhận thư bằng cách ấn nút Unsubscribe ở cuối thư.
Xin chân thành cảm ơn quý vị.
MV
------------
MINH VIET TALKS 15/11/2020: HỌC NHIỀU NGOẠI NGỮ, NÊN HAY KHÔNG?
Công việc cuối cùng của mình ở World Bank Group (IMF, World Bank, IFC) là từ 10 năm trước trong một dự án về Tạo Việc làm (Job Creation) tại IFC là Công ty Tài chính Quốc tế. Mình có lẽ là một trong số ít người từng làm việc qua hết cả ba tổ chức con của Nhóm Ngân hàng Thế giới bắt đầu với IMF từ 1999, WB 2007 và IFC cuối cùng. (Nói thế để mọi người không nghĩ mình chỉ là một "thằng phiên dịch." Đi làm phiên dịch cho Tổng thống Obama các năm 2014-16 là vì mình muốn chắc chắn những thông điệp quan trọng về quan hệ hai nước được truyền tải chính xác bởi người có lợi ích gắn bó và kiến thức về các vấn đề thiết thân trong quan hệ. Mình có nhiều chuyên môn đa dạng khác hơn chỉ là làm thông ngôn.) Tạo công ăn việc làm là một lĩnh vực mình quan tâm và đã có kinh nghiệm làm từ Việt Nam và Trung Quốc (2001) nhưng điều làm mình nhớ nhất về dự án này là việc trong dự án có giám đốc người Áo, các đồng nghiệp là người Mexico, Nga, Trung Quốc. Mình thích thú nhớ lại là đôi lúc mình có thể nói cùng một câu (đơn giản) bằng tiếng Anh và tiếng Đức, Tây Ban Nha, Nga, Trung với các đồng nghiệp. Cảm giác này ai trải qua rồi đều thấy thích thích, kiểu đúng như là thế giới này là của chúng mình thật.
Trông mình cứ như là biết nhiều ngoại ngữ nhưng sự thật là mình chỉ dùng được tiếng Anh tốt như tiếng Việt, các thứ tiếng đọc được hiểu được không cần từ điển là Pháp và Tây Ban Nha nhưng nói không giỏi, tiếng Nga, Trung, Đức là đọc được phải dùng từ điển và nói cũng chỉ loe hoe vài câu. Tài năng của mình là ở chỗ có ít có thể xuýt ra trông như rất nhiều gây ấn tượng mạnh cho kể cả người học ngoại ngữ đó lâu năm do cách học của mình thường không theo kiểu hàn lâm mà giống như người nông dân đi nhặt phân bò, cứ cái gì bậy nhất bẩn nhất xấu nhất thì phải nhặt lên cho vào túi trước. Vốn từ, hiểu biết của mình trong các ngôn ngữ vì thế có vẻ "người lớn" như một người đã học ngoại ngữ đó hàng chục năm, cả đời nhưng thực tình là đuôi nặng hơn đầu, đi sâu hơn là mình toi.
Trong đời mình đã gặp nhiều bạn Việt Nam, gần như tất cả đều là bạn nữ, là người đa ngôn ngữ thực sự. Tiếng Anh có từ polyglot là để chỉ những người đa ngôn ngữ. Đơn cử mình có một người giống em gái ở Washington DC xin không nhắc tên cụ thể ở đây. Bạn này năm nay 40 tuổi bằng Hiền nhà mình và ông xã người Barcelona (nói tiếng Tây Ban Nha và Catalan). Bạn sinh ở Việt Nam, đi nhà trẻ ở Liên Xô cũ (tức là tiếng Nga trong đầu có chỉ cần kích hoạt lại), lớn lên đi học ở Đức, học tiếng Pháp đủ giỏi để được giải thưởng của Alliance Francaise, học trung học bằng tiếng Trung ở Đài Loan, học Đại học ở Đức, học tiến sỹ kinh tế bằng tiếng Anh ở Đại học Columbia ở New York, biết tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Calatan - vì ông xã học tiếng Việt hơi chậm tốc độ mỗi năm vài từ. Và bạn là Kinh tế gia của Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ hơn 10 năm nay.
Đây nói chung là hình mẫu một người Việt Nam thành đạt trên thế giới mà mình định hướng cho các con Minh Việt, đặc biệt là các học sinh nữ. Để chuẩn bị cho việc đó, Minh Việt Academy cung cấp chương trình ngoại ngữ 2 bên cạnh chương trình học chính bằng tiếng Anh và chương trình tiếng Anh bổ trợ. Ngoại ngữ 2 của MVA bao gồm các ngôn ngữ Trung - Nhật - Pháp - Tây Ban Nha - Đức với tiếng Hàn trong giai đoạn chuẩn bị. Các ngoại ngữ đều được dạy bằng tiếng Anh bởi các giáo viên bản ngữ, được hỗ trợ bởi các Trợ lý Giảng dạy MVA nói được tối thiểu tiếng Việt, Anh, và ngoại ngữ thứ 2 kia. Trừ tiếng Đức năm nay mới khởi động thành công, các ngôn ngữ còn lại đều đang có hai trình độ khởi đầu và nâng cao - nâng cao dành cho các học sinh đã học từ năm ngoái.
Tất cả các ngoại ngữ 2 này đều được cung cấp miễn phí cho học sinh và gia đình của các học sinh MVA.
Mặc dù sĩ số các lớp ngoại ngữ 2 ngày một kém đi do một vài lý do mình sẽ nói thêm ở dưới đây, nhưng MVA vẫn quyết tâm chi tiêu để đảm bảo một chương trình học thông suốt. Nhiều học sinh tham gia học tất cả các ngoại ngữ và sự tiến bộ của nhiều cháu, có cháu chỉ 9-10 tuổi, là đáng kinh ngạc, ngay cả đối với một người được tiếp xúc nhiều với ngoại ngữ như mình.
Mong ước của mình là khi tốt nghiệp trung học lúc 18 tuổi, rất nhiều bạn học sinh MVA đã có không chỉ tiếng Việt và tiếng Anh đều như tiếng mẹ đẻ, mà còn sự hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa của nhiều hơn 2-3 quốc gia khác. Là một người đa ngôn ngữ đa văn hóa ở tuổi 18, con đường của các bạn ra thế giới là rộng rãi và thú vị vô cùng, và cuộc đời các bạn tràn đầy niềm vui và ý nghĩa trong 70-80 năm sau nhờ những viên gạch mà hôm nay mình đặt cho các bạn ấy. Sẽ không ai có thể tin được các bạn bé tuyệt vời này hoàn toàn chỉ du học tại chỗ với Minh Việt Academy ở Việt Nam với chi phí cho cả 13 năm học dần dần chỉ còn khoảng 5000 đô.
Thế nhưng trong niềm tin kiểu Việt Nam mình thì hay có lối nghĩ là học gì cho chín và học cho giỏi tiếng Việt, tiếng Anh đi đã trước khi ôm đồm rồi sai hỏng. Mình hoàn toàn không chia sẻ quan điểm này. Người ta đừng nên nghĩ các ngôn ngữ là riêng lẻ mà nên tiếp xúc với tất cả để thu nhập tất cả. Bằng chứng cho thấy những người học tất cả có thể thu gom vô cùng nhiều kiến thức và trí não sắp xếp hay sử dụng các kiến thức đó vô cùng dễ dàng, tiện lợi.
Mình muốn thúc giục việc học nhiều ngoại ngữ trong các học sinh Minh Việt Academy và cam kết chi tiêu bất kể chi phí bao nhiêu để các con muốn học thì có lớp miễn phí trường cung cấp để học. Chương trình ngoại ngữ 2 cũng mở cho các bạn Minh Viet Learning, là chương trình học tập cộng đồng của Minh Việt dựa trên đóng góp tài chính tùy tâm của cộng đồng. Tuy ban đầu nhiều người hứng khởi nhưng hiện nay sĩ số các lớp xuống nhiều, ví dụ lớp Pháp nâng cao có buổi chỉ có 25 bạn. Đây là một điều buồn khi nghĩ rằng cô giáo là người Pháp ở Paris, tốt nghiệp đại học Sorbonne hàng đầu của Pháp, và MVA chi tiêu cả bằng tiền và bằng các nguồn lực hỗ trợ chừng $100/giờ học mà chỉ để cho 25 bạn học thì quá phí.
Hôm nay mình muốn mời các học sinh và phụ huynh MVA, các học viên Minh Viet Learning, và công chúng nói chung tới tham gia một buổi hội thảo miễn phí với Minh Việt về việc học nhiều ngoại ngữ sẽ diễn ra vào lúc 9h sáng Chủ nhật giờ Hà Nội ngày 15/11. Diễn giả mà mình vô cùng hâm mộ là một phụ nữ Việt Nam trẻ tuổi xuất sắc là bạn Vũ Hồng Trang - hiện nay là trợ giảng một chương trình thạc sĩ ở đại học số 1 Trung Quốc là Bắc Đại (Đại học Bắc Kinh). Mình xin giới thiệu về bạn dưới đây:
____
Vũ Hồng Trang là Thạc sỹ ngành Văn hoá Xã hội châu Âu theo chương trình Liên Minh châu Âu Erasmus Mundus tại Pháp, Đức, Thuỵ Điển (học bằng Tiếng Anh và một số môn bắt buộc tiếng Pháp) và Thạc Sỹ Trung Quốc học (nghiên cứu về giới - gender studies). Trang hoàn thành Chương trình Văn hoá Italia cao cấp tại Perugia, Ý theo học bổng chính Phủ Italia 2015, đồng thời có chứng chỉ Huấn luyện Năng lực Liên Văn hoá (Intercultural competence) - đào tạo bằng Tiếng Đức năm 2017. Trang có kinh nghiệm làm quản lý dự án tại UNICEF Đức, Trợ lý giảng viên chương trình Thạc Sỹ tại Đại học Bắc Kinh (tiếng Anh + tiếng Trung), làm diễn giả cho 1 số sự kiện quốc tế: Diễn Đàn thanh niên Thế giới Ai cập 2017, Liên Hoan Thơ quốc tế Ý 2018, Liên hoan quốc tế Nhân Quyền Châu Âu tại Madrid 2017, Đại hội Văn hoá vì tương lai thế giới tại Brussels năm 2019, Diễn đàn Tuổi trẻ Liên Hợp Quốc về di cư 2020 tại Quito, Ecuador, và gần đây nhất là Đối thoại về Di cư quốc tế của Tổ chức Di cư thế giới Tháng 10/2020.
Ngoài tiếng Anh, Pháp, Đức, Trung, Ý ra, Trang đạt chứng chỉ N4 tiếng Nhật, B2 tiếng Tây Ban Nha và B1 tiếng Thuỵ Điển, và hiện đang học thêm tiếng Indonesia. Hiện tại Trang là đồng sáng lập của Tổ chức Stepforward Education tại TP HCM.
______
Xin cảm ơn bạn Trang đã đồng ý dành thời gian cho buổi trò chuyện này cho cộng đồng. Minh Việt Learning và Minh Viet Academy hân hạnh gửi tặng món quà vô cùng đặc biệt này tới bạn bè ở quê hương Việt Nam yêu quý. Mong các gia đình dành thời gian tham gia. Trong phòng Zoom dưới đây sẽ có 1000 chỗ ngồi, nếu có đông người tham gia xin được stream qua trang của Cộng đồng Học tập Minh Việt ở link sau:
https://www.facebook.com/groups/minhvietacademy
Link zoom buổi trò chuyện vào lúc 9h sáng 15/11/2020
Kính thư
MV
BÌNH TĨNH
Mọi người
Hãy bình tĩnh, thật bình tĩnh... nghe ông Chánh án tối cao Nguyễn Hòa Bình nói.
---
Hồ Duy Hải là ví dụ: Hồ Duy Hải có tội vì Hồ Duy Hải nhận tội
Cải cách SGK với việc đẩy kiến thức lớp trên xuống lớp dưới chẳng giúp trẻ nhỏ giỏi hơn, thông minh sớm hơn mà chỉ đơn thuần là một sự nhồi nhét kiến thức phản khoa học. Hậu quả của việc nhồi sọ sẽ vô cùng tệ hại.
https://vnexpress.net/tre-lop-1-chi-can-hoc-van-hoa-mot-hoc-ky-4179469.html
My daughter 8 years old finds on my desk the book How Democracies Die.
"Daddy, what is democracies?" She asked.
"It is where people can speak and be listened." I replied, after one second.
"So how can it die?"
"Can you guess why?" I replied, my usual way to avoid a difficult question.
"Is it because when people do not listen to each other any more?" She replied.
....
It is always good to speak to children. Have a nice day my friends.
NHÀ GIÁO DỤC VIỆT NAM: HỌC PHIỆT VÀ LÌ LỢM
Thời trẻ, sau khi học các thầy, tôi có tri thức nhưng cũng có luôn tinh thần học phiệt. Về tri thức, tôi từng nghĩ đã có bằng cấp, học vị thì tôi đã nắm chân lý. Hệ quả, tôi tưởng là thầy thì có quyền trấn áp hay chụp mũ tiếng nói khác là "vô đạo" hay không biết "tôn sư trọng đạo".
Một lần, học trò chỉ ra tôi nhầm lẫn về một tri thức nào đó, tôi mắng cho một trận. Sau về nhà xem lại, hoá ra tôi nhầm lẫn thật. Hôm sau lên lớp, tôi xin lỗi đứa học trò đó và xin lỗi cả lớp rồi đính chính tri thức.
Từ đó, tôi hiểu rằng tri thức là vô tận, học hỏi từ sách vở lẫn học hỏi từ cuộc sống, kể cả học từ học trò của mình. Nhiều giờ thảo luận, tôi ghi chép lại ý kiến của học trò, nhiều ý hay mà tôi chưa từng nghĩ ra.
Vậy là chấm dứt bệnh kiêu ngạo xem cái gì mình cũng biết và chấm dứt bệnh học phiệt. Từ đó tôi nghiên cứu dạy học phát triển năng lực của thế giới, từ nguồn gốc triết học đến tâm lý giáo dục học. Dạy học phát triển năng lực mà vẫn giữ tinh thần học phiệt thì kết quả là con số không!
Xem ra, việc xây dựng và thẩm định Chương trình đến làm Sách giáo khoa dạy học phát triển năng lực như hiện nay, Nhà nước, Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho những tên học phiệt khét tiếng, nói theo cách của dân gian là "giao trứng cho ác".
Bằng chứng, từ khi có sự phản ứng của dư luận, các nhà học phiệt càng học phiệt hơn. Họ không chịu tiếp nhận bất cứ ý kiến nào, dù ý kiến đó đàng hoàng trên tinh thần học thuật. Đã thế, trên nhiều trang của những người tham gia xây dựng chương trình, làm sách còn lớn tiếng chửi "vô thức đám đông", "hiệu ứng bầy đàn", "đám đông vô học", "đám đông thiếu hiểu biết", "đám đông a dua",... bất luận trong đó có những người hiểu biết, mà hiểu biết rất sâu, không chỉ rất sâu mà còn trải nghiệm thực tiễn về dạy học phát triển năng lực như tôi.
Đến lúc cực chẳng đã buộc phải trả lời phỏng vấn báo chí thì, dù nhã ngữ hơn, người đứng đầu là Tổng chủ biên hoặc Chủ tịch Hội đồng thẩm định vẫn coi dư luận và tiếng nói khác không ra gì. Không ai nhận ra mình sai. Vẫn bao biện hùng hồn rằng mình đã đúng.
Đọc các phần trả lời đó, tôi xin phép nói thẳng điều này. Thà các thầy đừng lên tiếng. Các thầy càng lên tiếng, tôi càng thấy rõ các thầy bị ngộ nhận tri thức nghiêm trọng. Ở bài này tôi chỉ hỏi một câu thôi sẽ thấy các thầy hở cả lưng. Rằng cách dùng từ ngữ có ảnh hưởng đến nội dung văn bản, và khi đã ảnh hưởng đến nội dung văn bản thì có ảnh hưởng đến tính giáo dục của văn bản không? Không cần nói các thầy không hiểu trẻ em, đối tượng của giáo dục, tức cái gốc của vấn đề dạy học, chỉ cần hỏi xoáy vào chuyên môn của các thầy đã đủ thấy các thầy lẫn lộn về tri thức của chính chuyên ngành mà mình đang được tôn vinh là đầu ngành. Thiếu hiểu biết về ngôn ngữ học mới dám nói mọi từ trong từ điển đều là phổ thông, từ "chả" đồng nghĩa với từ "không", "chẳng", từ "nhá" đồng nghĩa với "nhai", "tợp" đồng nghĩa với "ăn", "khổ mỡ" đồng nghĩa với "cục mỡ"... Thiếu hiểu biết về văn học mới nói tiếng kêu của con quạ là "quà quà" đã từng được nhà văn dùng, bây giờ bất luận ngữ cảnh nào cũng có thể dùng được; một truyện ngụ ngôn đã có, tự sửa tên Cáo thành Chó, sửa Kiến thành Gà... nội dung vẫn không thay đổi, vẫn đảm bảo tính giáo dục. Hiểu biết ngôn ngữ, văn học như vậy mà các thầy vẫn làm sách, dịch sách và dạy học về phong cách học, ngữ dụng học, ngôn ngữ học tình thái, thi pháp học... được sao? Còn đáng tin cậy nữa không?
Bây giờ do sức ép, theo tôi không phải từ dư luận vì các thầy vốn ngồi xổm trên dư luận, mà từ quyền lực cao hơn, các giáo sư tiến sỹ mới tỏ ra bẽn lẽn nói nhỏ rằng có sai. Nhưng cái "có sai" đó lại đổ lỗi cho nhau mà không nhận trách nhiệm và xin lỗi nhân dân, xin lỗi phụ huynh, học sinh cho phải đạo làm thầy. Tôi đang nói đạo làm thầy hiện đại.
Một số thầy đưa tấm gương người Nhật, người Hàn ra soi, rằng quan Nhật, quan Hàn chỉ cần một cái sai gây mất lòng tin của người dân, họ biết cúi đầu xin lỗi công khai, nặng hơn thì có thể nhảy núi, nhảy sông tự tử. Các thầy bảo đó là tấm gương tự trọng cần phải học. Vậy cá nhân các thầy có chịu học không?
Cuối cùng thì tôi phải so sánh các thầy với tư cách nhà giáo dục với các quan mà hàng ngày chính các thầy hay chửi trên mạng. Mỗi khi có sự kiện quan chức sai, các thầy cũng lên tiếng mắng nhiếc thậm tệ. Có thầy còn bảo mặt quan nào cũng không chơi được, vì lì lợm, vô liêm sỉ. Quanh đi quẩn lại rồi các thầy kêu gọi chống độc tài, thực hiện tự do, dân chủ. Những lúc các thầy làm việc đó được đông đảo nhân dân ủng hộ, tại sao các thầy không mạ lị là "vô thức đám đông", "hiệu ứng bầy đàn", "đám đông vô học", "đám đông thiếu hiểu biết", "đám đông a dua"... như bây giờ mà hả hê sung sướng vì được dân chúng ủng hộ?
Các thầy là trí thức hàng đầu, không tự chống được bệnh của mình thì khó có thể chống lại bệnh của người khác, vì cái sự chống cho ra vẻ tiến bộ đó đến lúc hết người tin, trừ quân nịnh bợ.
Một số bạn chia sẻ cho tôi xem một số bài viết thoá mạ tôi một cách thậm tệ mà tôi tưởng là đám "bò đỏ" chứ không phải là học trò hay quân xanh của các giáo sư tiến sỹ!
Bây giờ thì sau sự cố cải cách giáo dục, tôi nói công bằng thế này: tinh thần học phiệt và độ lì lợm của các thầy cao hơn gấp nhiều lần sự độc tài và vô liêm sỉ của các quan tham. Bởi sự thật, chưa có sự vụ nào liên quan đến các quan mà kéo dài và căng thẳng như vụ cải cách giáo dục lần này. Thường chỉ trong vòng một tuần, sau khi dư luận nóng lên, nhiều quan đã sửa sai và nhận lỗi. Trong khi các thầy, mặc dù bây giờ ra vẻ nhận sửa chữa, nhưng chắc chắn sẽ kéo dài và căng thẳng hơn nữa, vì sự nhận lỗi chẳng có chút thật lòng. Một số giáo sư tiến sỹ vẫn tiếp tục gân cổ cãi và chửi lại dư luận. Thói kiêu ngạo và trịch thượng, coi thiên hạ không bằng đống rác đã ăn vào tận xương tuỷ rồi, còn lâu mới chữa được. Để xem, lại Hội đồng thẩm định ngồi rà soát lại, lại có sửa chữa nhưng rất đối phó, và lại cái điệp khúc "bảo lưu quan điểm" cho xong chuyện. Trong khi theo tôi, như đã phân tích ở các bài trước, không phải là sạn để nhặt mà là lỗi cả hệ thống. Phải chữa lỗi hệ thống, từ Chuẩn đầu ra của Chương trình đến từng nội dung Sách giáo khoa. Tất nhiên, không thể sửa sai bằng bàn tay của kẻ đã làm sai!
Tôi sẽ còn tiếp tục chứ quyết không buông vụ này. Không phải là đánh đấm gì cả mà có trách nhiệm dọn rác cho giáo dục phát triển lành mạnh, đúng hướng.
Chu Mộng Long
Nguồn: FB Chu Mộng Long, 13 October 2020
Tôi có một nhận xét nhỏ như sau từ lâu liên quan đến mối quan hệ giữa quan điểm chính trị và tính chất công việc, xin được viết nhanh ra đây để mọi người nếu được thì góp ý.
Mọi người làm công việc mang tính dự án (thật ra thì công việc nào mà không là một dự án) sẽ để ý có hai nhóm người. Nhóm thứ nhất là những người làm những công việc liên quan đến quản lý dự án, con người, dòng tiền. Nói chung là nhóm những người quản lý, theo dõi và thúc đẩy dự án từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành. Nhóm thứ hai là những người trực tiếp tham gia sản xuất ra sản phẩm của dự án. Đó có thể là công nhân, nhà nghiên cứu, thợ vẽ, kỹ sư vv, tức những người mà nếu thiếu thì công việc sẽ không ai làm. Dự án có thể là vừa và nhỏ như làm một ứng dụng trên điện thoại, xây một cây cầu hay lớn hơn như phát triển một cụm nhà máy hạt nhân, cải tạo cơ sở hạ tầng một vùng, miền, hay thậm chí là quản trị một quốc gia.
Chỉ cần chút quan sát các bạn cũng có thể thấy sự khác biệt về tính cách của hai nhóm người này, dần được hình thành do đặc thù công việc của họ. Nhóm quản lý luôn tìm cách thúc đẩy tiến độ của dự án, tìm các cách hối thúc con người và công việc để hoàn thành đúng, thậm chí trước tiến độ để có phần thưởng tài chính, để đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội. Nhóm này quan tâm đến tiền, thời gian, đến triển khai, đến làm mọi cách để dự án tiến triển. Nhóm quản lý luôn đẩy giới hạn của con người, khoa học, kỹ thuật và pháp luật lên cao và đi xa nhất.
Mặt khác nhóm sản xuất, do trực tiếp đối mặt với công việc, sẽ có khuynh hướng chỉ ra những khó khăn và giới hạn khả năng của con người, khoa học và pháp lý. Ví dụ như không thể khảo sát ở vị trí A vì lý do môi trường, hay không đủ công nhân để có thể sản xuất lô giầy đáp ứng một tiến độ quá tham vọng, hay không thể làm con đường vì vướng giải phóng mặt bằng…Nhóm này quan tâm đến chất lượng cuộc sống và sản phẩm, đến môi trường, đến các giới hạn của khoa học và kỹ thuật.
Tóm lại nhóm quản lý dự án khởi động, thúc đẩy công việc và tiến lên; nhóm sản xuất làm việc, và chỉ ra các điểm không thể, để tìm cách giải quyết nó dưới sự thúc đẩy của nhóm quản lý. Thường thì hai nhóm này phải phối hợp, làm việc liên tục với nhau để đảm bảo dự án thành công.
Tôi thấy một sự tương đồng sâu sắc giữa hai nhóm người này và hai khuynh hướng chính trị trong xã hội.
Nhóm thứ nhất thường có khuynh hướng thiên hữu, những người muốn làm, thấy và muốn giải quyết vấn đề. Đặc trưng của những người này là xông xáo, làm sao cho nhanh, cho hiệu quả nhất có thể. Cải tạo xã hội, huy động con người, thay đổi cảnh quan: bàn luận xong là làm. Nhóm thứ nhất có thể mở rộng ra hơn là những người làm việc liên quan đến tài chính, dịch vụ, quản lý, kinh doanh, buôn bán, làm ăn từ nhỏ lẻ đến lớn hay cực lớn. Những người này muốn thuế thấp, hợp đồng lao động giản đơn để dễ huy động nguồn lực con người, càng ít bảo hiểm xã hội và những thứ liên quan càng tốt.
Nhóm thứ hai thường có khuynh hướng thiên tả, những người do trực tiếp với công việc sẽ thấy các giới hạn của khoa học, nên có những đòi hỏi về môi trường, về điều kiện làm việc, về an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống hơn. Là lực lượng lao động và sản xuất chính nên số lượng nhóm hai lúc nào cũng tương đối nhiều, và thành phần có thể đa dạng từ công nhân, kỹ sư, trí thức, chuyên gia, người làm giáo dục…Nói như vậy không có nghĩa là ai ở nhóm nào ở yên chỗ đó, mà cũng có sự dịch chuyển qua lại giữa hai nhóm. Thông thường là từ nhóm hai sang nhóm thứ nhất; ví dụ như một người làm nghiên cứu có thể phát triển sản phẩm của riêng mình và trở thành nhà kinh doanh.
Một xã hội phát triển hạnh phúc là một xã hội có sự song hành và đóng góp từ hai nhóm, tả và hữu. Thật khó tưởng tượng một nền kinh tế không có mặt của nhóm thiên hữu, vốn là nguồn động lực thúc đẩy cả xã hội làm việc. Nhưng càng khó tưởng tượng một xã hội không có người sản xuất, những người thiết kế, nghiên cứu, chỉ ra những giới hạn của kỹ thuật và khoa học để từ đó vượt qua nó. Hay thật tai hại nếu không có những người nêu lên những yêu cầu gắt gao của môi trường, điều kiện sống của tất cả mọi người.
Có lẽ đó cũng một phần là lý do của sự tồn tại cánh tả và cánh hữu trong chính trị, nhìn từ góc độ của tính chất công việc của mỗi người.