14 MAR 2021 —
Hello everybody,
On this day 14th March 1988, China invaded Johnson South Reef of the Spratly Islands, killed 64 Vietnamese soldiers, and illegally occupied it together with other features in the Paracel and Spratly Islands.
Recently China has blocked a UN Security Council statement condemning the military coup in Myanmar.
China can't be a permanent member of the UN Security Council. Hence the purpose of the Petition.
There are now nearly 45 thousand signatories to the Petition to remove China from the UN Security Council. Thank you!
Link to sign the Petition on Change.org is: https://www.change.org/Remove-China-from-UN-Security...
The number of signatories on Change is now 44,235.
People in some countries like Vietnam may not be able to access Change.org. You can in this case sign here https://bit.ly/bainhiemchina More than 400 of your signatures are saved here: https://bit.ly/ketquabainhiemchina
Attached is the map showing how people in different countries sign the Petition.
Please keep signing and sharing. Together we can.
Thank you!
14/03/2021 -
Xin chào các bạn,
Ngày 14/03/1988, Trung Quốc đã xâm chiếm Bãi đá Nam Johnson thuộc quần đảo Trường Sa, giết hại 64 quân nhân Việt Nam, chiếm đóng trái phép bãi này cùng với các thực thể khác ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Mới đây, Trung Quốc đã chặn một tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar.
Trung Quốc không thể là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc! Đó là mục đích của Kiến nghị.
Hiện đã có gần 45 nghìn người ký vào Bản kiến nghị loại Trung Quốc ra khỏi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Cảm ơn các bạn!
Liên kết để ký Kiến nghị trên Change.org là: https://www.change.org/Bai-nhiem-China-hoi-dong-bao-an-LHQ
Số người ký trên Change hiện là 44.235.
Người dân ở một số quốc gia như Việt Nam có thể không truy cập được Change.org. Trong trường hợp này, bạn có thể ký tại đây https://bit.ly/bainhiemchina Hơn 400 chữ ký của các bạn được lưu tại đây: https://bit.ly/ketquabainhiemchina
Đính kèm là bản đồ cho thấy số người ở các quốc gia khác nhau ký Kiến nghị.
Hãy tiếp tục ký tên và chia sẻ. Cùng nhau, chúng ta có thể làm được.
Cảm ơn các bạn!
Đây là tờ chứng nhận chất lượng trong bộ test Covid đang được sử dụng rất rộng rãi tại Anh. Tờ giấy ghi rõ sản xuất tại China, chất lượng China, bằng tiếng Chinese trước tiếng Anh, đóng mộc đỏ China.
Đã qua rồi cái thời rón rén ghi nho nhỏ PRC, hay chỉ Made in China các đồ chơi bằng nhựa. Bây giờ hàng từ China đang tràn khắp thế giới. Từ điện thoại đến thiết bị viễn thông đến nhà máy điện hạt nhân, pin mặt trời và cả trang thiết bị y tế từ to đến nhỏ. Khó khăn cho phương Tây và thế giới trong việc ngăn chặn sự China.
Chỉ cần nhìn vào điểm đến của các đơn đặt hàng, xuất xứ của sản phẩm và các tàu container thì có thể thấy ai đang dần làm chủ thế giới. Phương Tây đã ngủ quên quá lâu trong toàn cầu hoá và các cuộc thảo luận về giá trị nhưng thiếu thực chất và thực chiến.
Nếu không thay đổi cấu trúc kinh tế, chuỗi cung ứng sản phẩm thì ngày China "mua cả thế giới" (theo tên một quyển sách ngày xưa về nước Nhật) chỉ là chuyện rất gần. Thậm chí e là đã đến lúc họ cũng không cần "mua" thế giới nữa.
Từ TT Trump kêu gọi và kêu gào tên China đến TT Biden gọi điện tứ phương đến Thủ tướng Anh đề nghị liên minh chống China, và người đứng đầu NATO chỉ ra China, chứ không phải Nga, là mối đe doạ hiện tại và lâu dài đối với các giá trị phổ quát của nhân loại. Cho thấy phương Tây hay ít nhất là nước Mỹ đã dần thức dậy. Hy vọng là không quá trễ.
Nhìn tình hình nhập khẩu tiêu dùng và phụ thuộc vào chuỗi cung ứng bên ngoài, cụ thể là China, như thế này thì sao mà chống nó?
Tắc cảng Bờ Tây Mỹ, phí vận tải biển thế giới tăng vọt
03-04-2021 - 16:06 PM
Làn sóng nhập khẩu hàng từ châu Á về Mỹ đang gây tắc nghẽn tại các cảng ở Bờ Tây, khiến tình trạng thiếu hụt container trên thế giới thêm nghiêm trọng và cước vận tải biển tăng.
Khối lượng container được xử lý tại các cảng Los Angeles và Long Beach, bang California - cửa ngõ nhập khẩu hàng hóa từ châu Á, tăng 45% trong tháng 2 so với cùng kỳ năm trước. Đây là tháng tăng thứ 8 liên tiếp. Trong tháng 3, lượng container tại cảng Los Angeles ước tính tăng hơn 80%.
Hàng chục tàu container khác đang phải neo chờ ngoài khơi. Hai cảng nêu trên tiếp nhận khoảng 40% hàng hóa đến Mỹ bằng đường biển nhưng không đủ sức bắt kịp sự bùng nổ nhập khẩu khi người tiêu dùng Mỹ muốn sử dụng khoản hỗ trợ tiền mặt từ chính phủ.
Bùng nổ chi tiêu dùng tại Mỹ khiến lượng hàng nhập khẩu tăng với tốc độ chưa từng thấy, Gene Seroka, giám đốc điều hành cảng Los Angeles, nói.
Tình hình càng thêm phức tạp khi nguy cơ lây lan Covid-19 giữa các công nhân tại cảng càng khiến tốc độ xử lý container thêm chậm. Khoảng 800 công nhân, tương đương hơn 5% tổng số người lao động, tại hai cảng Los Angeles và Long Beach nhiễm Covid-19 trong tháng 2 và 3, theo truyền thông địa phương.
Container tại cảng Long Beach, bang California, Mỹ. Ảnh: Reuters.
Tình trạng tắc nghẽn tàu container dọc Bờ Tây còn khiến tình trạng thiếu hụt container thêm nghiêm trọng và phí vận tải tăng.
Ví dụ, cuối tháng 3, chi phí vận tải hàng hóa từ Trung Quốc đến Bờ Tây là khoảng 5.000 USD/container 40 foot, công ty số liệu thị trường Freightos tại Hong Kong cho biết.
Giá khởi điểm tăng gần 250% so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh thiếu hụt container. Chi phí vận tải từ châu Âu đến Bờ Tây lên gần gấp đôi.
Trong khi đó, sự ùn tắc tàu ở California đang ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp. Nike, trụ sở bang Oregon, Mỹ, đối mặt nguy cơ nhận hàng từ châu Á chậm 3 tuần hoặc hơn. Trong quý tài chính thứ 3 kết thúc vào tháng 2, doanh thu toàn cầu của Nike tăng 3% so với một năm trước nhưng những số liệu quan trọng tại Bắc Mỹ đều giảm 10% do gián đoạn cung ứng sản phẩm.
Tại Trung Quốc, hoạt động sản xuất phục hồi nhanh hơn do nước này mạnh tay trấn áp Covid-19 sớm hơn. Trong kỳ nghỉ tết Âm lịch hồi tháng 2, Trung Quốc chỉ đạo hạn chế đi lại để tránh Covid-19 lây lan. Nhiều công nhân quyết định không về quê, đồng nghĩa những nhà máy vốn nhàn rỗi trong kỳ nghỉ vẫn hoạt động bình thường.
Để ứng phó những thách thức hiện tại liên quan chuỗi cung ứng, nhiều công ty đã chuyển sang vận tải hàng không - với chi phí cao hơn vận tải biển 8 - 10 lần, Jon Gold, phó chủ tịch chuỗi cung ứng và chính sách hải quan tại Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia, Washington, Mỹ, nói.
Gold dự báo phần chi phí tăng thêm sẽ được tính vào giá sản phẩm. Trong trường hợp đó, chi tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng.
Đọc các tin thế này làm tôi càng quyết tâm phát triển Livenguide hơn.
Facebook cấm cả tiếng nói của Trump! Có một đoạn phỏng vấn có giọng cựu TT Trump cũng bị Facebook cắt bỏ.
Không ngờ kiểm duyệt lại trở thành thói quen của những người luôn tự nhận là đại diện cho thiểu số. Còn đám đông ngoài kia phải chịu yên lặng đến bao giờ?
Facebook bans 'voice of Trump' from platform https://www.bbc.co.uk/news/world-us-canada-56598862