https://ictvietnam.vn/lan-thu-hai-dam-nhan-vai-tro-chu-tich-luan-phien-hdba-viet-nam-tiep-tuc-khang-dinh-vi-the-tren-truong-quoc-te-20210407102620459.htm
Trích
"Chúng ta đã kiên trì nguyên tắc độc lập, tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, hài hòa với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, đóng góp tích cực, chủ động, xây dựng và có trách nhiệm, xử lý thỏa đáng các vấn đề phức tạp trong chương trình nghị sự của HĐBA, đồng thời đề cao các nỗ lực, kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình tái thiết và phát triển đất nước", Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ trì một phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng của HĐBA LHQ, ngày 9/1/2020. (Nguồn: UN)
Trong lần đầu tiên làm Chủ tịch HĐBA tháng 1/2020, chúng ta đã chủ trì thành công Thảo luận mở về "Thúc đẩy tuân thủ Hiến chương LHQ trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế" với sự tham gia của 111 diễn giả từ 106 quốc gia; và Cuộc họp về "Hợp tác giữa LHQ và ASEAN" lần đầu tiên tạo diễn đàn trao đổi hợp tác giữa HĐBA và ASEAN, tạo sự gắn kết, phát huy tốt vai trò kép là Ủy viên không thường trực HĐBA và Chủ tịch ASEAN năm 2020, góp phần thúc đẩy, đề cao đoàn kết, vai trò của ASEAN, tăng cường kết nối ASEAN với LHQ, HĐBA.
Cùng với những nội dung trên, trong tháng Việt Nam làm Chủ tịch HĐBA có những những vấn đề phức tạp nổi lên như: Syria, Libya, tiến trình hòa bình Trung Đông, Yemen, Nam Sudan… Việt Nam đã đáp ứng tất cả các sáng kiến và đề nghị của các nước, vận dụng sáng tạo các luật lệ, thông lệ của HĐBA, thúc đẩy việc xây dựng đồng thuận để HĐBA đề ra được các quyết định kịp thời.
Trong năm 2020, các ưu tiên của Việt Nam về vai trò của phụ nữ với hòa bình và an ninh cũng được thúc đẩy. Điểm nhấn là việc tổ chức thành công Hội nghị quốc tế về phụ nữ, hòa bình và an ninh "Tăng cường vai trò của phụ nữ trong xây dựng và củng cố hòa bình: Từ cam kết đến kết quả". Hội nghị được tổ chức theo hình thức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, thu hút sự tham gia của gần 400 đại biểu đến từ gần 90 quốc gia, cơ quan của LHQ, tổ chức quốc tế…
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp trên toàn cầu, Việt Nam đã đề xuất sáng kiến về Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh, 27/12 hàng năm và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Điều này cho thấy sáng kiến này của Việt Nam đưa ra đúng thời điểm và đáp ứng đúng sự quan tâm cao của cộng đồng quốc tế về phòng, chống đại dịch COVID-19 cũng như các dịch bệnh khác hiện nay và trong tương lai.
Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng LHQ trong lĩnh vực này và cũng là Nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng, thúc đẩy thông qua thành công tại Đại hội đồng LHQ. Nghị quyết này có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của từng cá nhân, cộng đồng, quốc gia và quốc tế về tầm quan trọng và sự cần thiết, cấp bách của việc phòng ngừa, hợp tác, sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành về việc Việt Nam đảm nhận cương vị Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ khẳng định, Việt Nam đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ trên cương vị Ủy viên không thường trực HĐBA trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ. Việt Nam đã đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu và phương châm đề ra, đóng góp chủ động, tích cực vào hoạt động của HĐBA. Qua đó, góp phần tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển và hội nhập của đất nước, cùng với đó, thúc đẩy quan hệ song phương tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước.
Việc tham gia chủ động và đóng góp tích cực của Việt Nam tại HĐBA được dư luận báo chí, truyền thông và học giả quốc tế đánh giá tích cực; khơi dậy niềm tự hào, củng cố sự tin tưởng của quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên vào đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, trong bối cảnh Việt Nam vừa tổ chức thành công Đại hội XIII của Đảng, đề ra nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước trong thời gian tới.
Thành tựu của 35 năm đổi mới, thế và lực của đất nước ngày càng lớn mạnh, cùng với những kết quả tích cực đã được ghi nhận trong năm 2020 là cơ sở vững chắc để Việt Nam tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho HĐBA một cách chủ động, tích cực, nhất là khi giữ cương vị Chủ tịch HĐBA LHQ tháng 4/2021.
Tiếp nối thành công để khẳng định vị thế trên trường quốc tế
Bước vào năm thứ hai của nhiệm kỳ HĐBA và đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐBA, Việt Nam triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại do Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra, đặc biệt là phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, đẩy mạnh, nâng tầm đối ngoại đa phương, hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng.
Những định hướng chiến lược, tư duy mới về đối ngoại, cùng với những thành công của năm đầu tiên tham gia HĐBA là nền tảng thuận lợi để Việt Nam phát huy vai trò hơn nữa trọng trách Chủ tịch HĐBA lần thứ hai vào tháng 4/2021.
Trên cương vị Chủ tịch, Việt Nam sẽ tổ chức, chủ trì, điều hành khoảng 30 cuộc họp của HĐBA, đại diện HĐBA trong quan hệ với các nước thành viên ngoài HĐBA, các cơ quan LHQ, các tổ chức quốc tế, báo chí, theo phương châm tích cực, chủ động, có trách nhiệm, vừa bảo đảm sự khách quan, minh bạch, vừa linh hoạt, xử lý hài hòa, cân bằng quan tâm của các nước đối với các vấn đề được thảo luận và thúc đẩy hợp tác, đồng thuận tại HĐBA.
Một phiên bỏ phiếu của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. (Ảnh: Bảo Chi)
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, chúng ta sẽ thúc đẩy các ưu tiên và sự kiện mang đậm dấu ấn, đồng thời là cam kết của Việt Nam nhiệm kỳ này là "Đối tác vì hòa bình bền vững", đó là tìm giải pháp thỏa đáng và bền vững cho các cuộc xung đột, thúc đẩy đối thoại, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tăng cường vai trò của các tổ chức khu vực, đặt người dân vào vị trí trung tâm, chính sách nhân văn hướng tới các đối tượng dễ bị tổn thương.
Trên tinh thần đó, Việt Nam sẽ chủ trì 3 sự kiện dấu ấn quan trọng trong tháng Chủ tịch HĐBA, với những chủ đề ý nghĩa, thời sự.
Một là, thúc đẩy và tăng cường hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực và tiểu khu vực nhằm thúc đẩy đối thoại và các biện pháp xây dựng lòng tin nhằm ngăn ngừa xung đột. Phiên họp về chủ đề này dự kiến sẽ do lãnh đạo cấp cao của Việt Nam chủ trì.
Chủ đề này nhằm tiếp tục thúc đẩy vai trò của các tổ chức khu vực cũng như hợp tác giữa LHQ với các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN, trong tiến trình duy trì hòa bình, ổn định, phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong ngăn ngừa xung đột nói riêng.
Đây cũng là chủ đề kế thừa và tiếp nối những kết quả thành công đạt được trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020 và sáng kiến của Việt Nam trong tháng Chủ tịch HĐBA lần thứ nhất khi tổ chức phiên họp lần đầu tiên của HĐBA với chủ đề "Hợp tác giữa LHQ và ASEAN".
Hai là, khắc phục hậu quả bom mìn và duy trì hòa bình bền vững, tăng cường gắn kết để hành động hiệu quả hơn. Chủ đề này gắn với Ngày Quốc tế Nhận thức bom mìn và Hỗ trợ Hành động bom mìn 4/4 được LHQ tổ chức hàng năm.
Là một nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi hậu quả bom mìn và vật liệu nổ sót lại sau chiến tranh, Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp thúc đẩy, thu hút sự quan tâm của HĐBA về vấn đề này, đồng thời cùng các nước khẳng định ủng hộ khía cạnh nhân đạo, nhân văn cao cả và sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quốc tế trong các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn.
Việc Việt Nam tham gia tích cực và có sáng kiến cụ thể trong vấn đề này sẽ thể hiện vai trò, đóng góp trên một lĩnh vực Việt Nam và nhiều nước quan tâm cũng như có lợi ích, tạo dấu ấn trong nhiệm kỳ HĐBA 2020 - 2021.
Ba là, bảo vệ cơ sở thiết yếu đối với sự sống của người dân trong xung đột vũ trang. Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức một phiên họp cấp Bộ trưởng thảo luận về chủ đề này với sự tham dự của Phó Tổng thư ký LHQ phụ trách về các vấn đề nhân đạo và lãnh đạo tổ chức Ủy ban Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế.
Thúc đẩy sáng kiến về vấn đề này, Việt Nam có thể phát huy vai trò tích cực trong vấn đề "Bảo vệ thường dân", một trong những chủ đề lớn nhận được sự quan tâm, thúc đẩy của quốc tế trong thời gian gần đây tại HĐBA và các diễn đàn quốc tế.
Đồng thời, đây là cơ hội quý báu để Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và nỗ lực trong tái thiết hậu xung đột, khắc phục hậu quả chiến tranh, góp phần thu hút sự quan tâm, nguồn lực của cộng đồng quốc tế trong vấn đề này.
Bên cạnh ba sự kiện dấu ấn, trên cương vị Chủ tịch, Việt Nam cũng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền việc các hoạt động mà Việt Nam chủ trì, điều hành các cuộc họp của HĐBA thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế như tình hình Israel - Palestine, Syria, Libya…
Việt Nam giữ chức Chủ tịch HĐBA LHQ tháng 4/2021 là hoạt động đối ngoại quan trọng đầu tiên sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Quốc hội mới thông qua các chức danh lãnh đạo cấp cao nhất của đất nước.
"Nhân dịp ra mắt ban lãnh đạo mới, việc Việt Nam đóng vai trò là Chủ tịch HĐBA giúp chúng ta thuận lợi truyền tải thông điệp tới cộng đồng quốc tế về đường lối phát triển đất nước cũng như chính sách đối ngoại của Việt Nam", Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh.
Theo đó, chúng ta tiếp tục là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao đa phương; tiếp tục quan tâm các vấn đề toàn cầu; và đề cao nguyên tắc hòa bình trong giải quyết các tranh chấp quốc tế. Đây là những nội dung xuyên suốt không chỉ trong tháng Chủ tịch mà cả hai năm nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA của Việt Nam.
"Với quyết tâm cao khẩn trương triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, với tiềm lực, cơ đồ, vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước, chúng ta hoàn toàn có niềm tin vững chắc rằng Việt Nam sẽ hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch HĐBA tháng 4/2021 với những đóng góp, dấu ấn mới", Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định.
Việc Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm kỳ HĐBA, trong đó có hai lần đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐBA, sẽ góp phần cụ thể hóa chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với LHQ và với các đối tác lớn đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn, tạo đà cho việc hội nhập quốc tế mạnh mẽ và toàn diện hơn trong thời gian tới.
Tâm An
Tôi còn nhớ như in vụ ném bom Dinh Độc Lập của Nguyễn Thành Trung ngày 08/04/1975, dù đã gần nửa thế kỷ trôi qua. Hồi đó, tôi chỉ mới đang học lớp 5 và chuẩn bị thi vào trung học đệ nhất cấp.
Sáng hôm đó, tôi đang lúi húi chọn mua mấy cuốn truyện tranh ba xu ở vỉa hè bên hông chùa Kỳ Viên đường Bàn Cờ thì bỗng nghe một tiếng nổ thật lớn từ xa. Mọi người chung quanh nhốn nháo chẳng hiểu chuyện gì. Hoảng hồn, tôi ba chân bốn cẳng phi thật mau về nhà. Những hình ảnh kinh hoàng về cuộc pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy hồi năm 1974 vẫn còn mới. Nhớ lại lúc ấy, thấy phục mình sao chạy nhanh thiệt, nhanh còn hơn sóc.
Sau này hóng hớt nghe cha tôi nói chuyện mới biết phi công Nguyễn Thành Trung tạo phản ném bom Dinh Độc Lập. Thì ra anh ta là người của MTDTGPMNVN cài sâu cắm chặt vào trong không lực VNCH từ bao lâu nay. Về cái khoản “nằm vùng” này thì công nhận Việt Cộng tài thiệt. Từ Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn, Phạm Ngọc Thảo đến Nguyễn Thành Trung, cỡ nào cấp nào cũng có kẻ “nằm vùng”.
Ba tuần sau, vào buổi trưa ngày 30/04/1975 Sài Gòn thất thủ. Vậy mà đã gần 46 năm rồi. Thời gian trôi qua nhanh thật.
"Việt Nam cần ưu tiên đầu tư vào trẻ em thông qua các chiến lược và kế hoạch phát triển quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh nhân khẩu học sẽ trải qua sự chuyển dịch bắt đầu từ giai đoạn 2025 - 2030. Vì lẽ đó, Việt Nam cần tập trung vào công tác phát triển một nguồn lực lao động khỏe mạnh và có tri thức. Thông qua việc rà soát kỹ càng các chỉ tiêu có liên quan để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), UNICEF đã xác định được những lĩnh vực ưu tiên về trẻ em sau đây cần đầu tư sâu rộng tại Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030."
Trẻ em và Phát triển Kinh tế - Xã hội | UNICEF Việt Nam
VNTB – Dự án Tự do cho Blogger Lê Anh Hùng – Việt Nam Thời Báo (vietnamthoibao.org)
"Dinh dưỡng tốt là điều cần thiết cho sự sống còn, sức khỏe và phát triển của trẻ. Trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ có khả năng phát triển và học tập tốt hơn, tham gia và đóng góp cho cộng đồng của các em đồng thời có khả năng chống chịu khi đối diện với bệnh tật và thiên tai. Dù Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong những thập kỷ gần đây, vẫn còn một chương trình làm việc đang dang dở.
Còi cọc hoặc suy dinh dưỡng mãn tính vẫn là một lo ngại chính, vì Việt Nam là một trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng cao nhất. Việt Nam là nơi có 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng và có nguy cơ bị tổn thương não và thể chất lâu dài."
"Ở Việt Nam, đô thị hóa và di cư từ nông thôn ra thành thị đã trở thành xu hướng chính trong suốt ba thập kỷ qua. Năm 2016, với 32 triệu người (hơn một phần ba dân số) sống ở khu vực thành thị, trong đó trẻ em chiếm 26%, Việt Nam có số lượng cư dân đô thị lớn nhất ở Đông Á.
Trong khi đô thị hóa dẫn đến tăng năng suất lao động, đa dạng hóa kinh tế và cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ, việc đô thị hóa cũng dẫn đến thiếu thốn, nghèo đói và bị loại ra ngoài lề trong các khía cạnh phúc lợi khác nhau. Việt Nam tiếp tục trải qua quá trình di cư cao đến các khu công nghiệp ở khu vực thành thị, mang lại một loạt thách thức và tác động tiêu cực đến trẻ em.
Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân nhất và phát triển nhanh nhất Việt Nam - với 45% trong tổng số 13 triệu dân dưới 25 tuổi.
Mặc dù là thành phố giàu nhất của cả nước, đóng góp gần 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và GDP bình quân đầu người gấp ba lần mức trung bình quốc gia, sự phồn thịnh này ẩn giấu đói nghèo và bất bình đẳng ảnh hưởng đến người nghèo đô thị, bao gồm cả trẻ em.
Khoảng 60.000 trẻ em ở thành phố cần sự bảo vệ đặc biệt, và thành phố này có số trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp cao nhất (32.000 trẻ em). Trẻ em từ các hộ gia đình thành thị nghèo nhất không được tiếp cận các dịch vụ quan trọng một cách bình đẳng, đây chính là nguyên nhân gây nên vòng luẩn quẩn của bất bình đẳng và nghèo đói từ thế hệ này sang thế hệ khác."
Nguồn: UNICEF
Embassy of Belgium in Viet Nam supports preschool children to fight against COVID-19
You are here
10/06/2020
On June 10th 2020, Ambassador Paul Jansen paid a visit to Belgian-funded projects in early childhood education in Quang Nam province and to present sanitary packages (washable masks, soap and hand towels) to preschool children.
The Program “Mitigating Preschool Children’s Barriers to Learning in Disadvantaged and Ethnically Diverse Districts -BAMI” (2017-2021) is operated by VVOB.
The VVOB program focuses on improving the quality of learning of 3- to 5-year-old children in Early Childhood Education in remote ethnic minority districts in 3 provinces in Central Vietnam: Kon Tum, Quang Nam and Quang Ngai. The project strengthens the competences of pre-school teachers on process-oriented child monitoring and enables preschool teachers to address gender, environment and ethnic diversity barriers to learning and participation and to ensure deep level learning among all children.
During the school closure VVOB developed guidelines “back to school after Covid-19” to support the teachers to ensure the children’s wellbeing at their return to preschool after a stressful period during the school closure
Ambassador Paul Jansen and the delegation visited Tra Mai commune - one of the areas of the BAMI programme. Being aware of the serious impact of the COVID19 pandemic on education, the children and their parents, the Belgian Embassy took the opportunity to present sanitary packages (washable masks, soap and hand towels) to preschool children and families.
During his visit, the ambassador also observed the positive changes thanks to the VVOB BAMI and GENTLE projects to make teachers and parents aware of the importance of gender responsive education and play-based learning.
570 người chết cả trẻ em thì political correctness của các vị ấy là gì nhỉ? 20:34 07/04/2021