Trận hải chiến Hoàng Sa đã nổ ra ngày 19/01/1974 giữa quân lực VNCH và hải quân xâm lược Trung Quốc với phần thắng thuộc về quân xâm lược. Vậy là chỉ còn 5 ngày nữa là đến ngày tưởng niệm 47 năm sự kiện mất đảo bi tráng và hy sinh oanh liệt của các anh hùng tử sĩ Hoàng Sa. Ngày ấy, Tân Hoa Xã và Nhân Dân nhật báo không hề giấu diếm huênh hoang khoe 4 gương mặt bộ sậu chỉ đạo cuộc xâm lược này: Mao Trạch Đông – Chu Ân Lai – Diệp Kiếm Anh – Đặng Tiểu Bình.
Theo dòng thời gian, kẻ xâm lược bỗng trở thành bạn tốt bạn vàng của người đang giữ quyền chép sử. Vì thế nên những trang sử chính thống hiện nay không hề có một dòng vinh danh 74 anh hùng tử sĩ vị quốc vong thân trong trận hải chiến này, chỉ vì họ ngã xuống khi đang khoác trên người bộ quân phục của Quân lực VNCH. Nhưng ngược lại tên tuổi và hùng khí của họ sống mãi trong tâm tưởng của những người Việt Nam yêu nước.
Trong số 74 anh hùng tử sĩ đã ngã xuống, thân xác nhiều người trong số họ đã tan vào biển cả quê hương. Hoàng Sa oằn mình rên xiết dưới ngọn ngũ tinh hồng kỳ kể từ ngày đó. Người dân Việt Nam sẽ mãi mãi ghi nhớ ngày này và xin tri ân các tử sĩ Hoàng Sa.
Tháng Chạp âm lịch là khoảng thời gian người ta bắt đầu rộn ràng chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán. Nhưng cũng đã từng có những tháng Chạp buồn với nhiều người khi “Tết này họ vẫn chưa về được” với người thân vì “chân mỏi còn lê nặng kiếp tù”, khi những người chiến thắng mừng vui với mùa Xuân “đại thắng” trong lúc hàng vạn đồng bào của họ lại phải khăn gói đi cải tạo tập trung vô hạn định.
THÁNG CHẠP BUỒN
(Tô Thùy Yên)
Tết này con vẫn chưa về được
Chân mỏi còn lê nặng kiếp tù
Con nghĩ mà đau muôn nỗi nhớ .......
Chín năm lòng bạc những thiên thu
Chín năm những tưởng là vô tận
Rồi cũng qua như tiếng rụng rời
Thương nhớ nghe chừng sông biển cạn
Nghe chừng gãy những cánh chim bay
Con đi đã mấy miền Nam Bắc
Ðâu cũng thì đau đớn giống nòi
Con khóc hồn tan thành nước mắt
Lâu rồi trời đất hết ban mai
Tuổi con đã quá thời nghi hoặc
Sao vẫn như người đi giữa đêm
Chín năm áo rách bao nhiêu lượt
Con vá chồng lên những nỗi niềm
Con nhớ cội mai già trước ngõ
Xuân này có gắng gượng ra hoa
Xót xa thế, thiết tha là thế
Ðời mất đi từng mảng thịt da
Căn nhà đã có thời gian ngụ
Bụi mọt rơi và ngọn gió qua
Thăm thẳm nghìn đêm chong mắt đợi
Ai trầm luân đó đã về chưa ?
Con nhớ khu vườn sâu vắng lạnh
Mỗi cây làm chứng một thâm tình
Quây quần bên mẹ cha buồn bã
Như một phần con đứng lặng thinh
Chín năm con thức ngàn đêm trắng
Mơ sáng ngày mai đời đổi thay
Con nắm tay mình trong bóng tối
Hiểu rằng sống được cũng là may
Chín năm con giấu trong tâm tưởng
Thanh kiếm giang hồ thuở thiếu niên
Mà đợi ngày mai trời trở giấc
Ðem thân làm trận lốc kinh thiên
Tết này con vẫn chưa về được
Sông núi còn ngăn những tấm lòng
Nên đành lấy nhớ thương mừng tuổi
Cha mẹ già như trúc trổ bông
* * *
Tết này anh vẫn chưa về được
Chắc hẳn em buồn như cỏ thu
Ngọn gió mùa xưa hiu hắt thổi
Dòng đời nghe lạnh nỗi thờ ơ
Chín năm hiu quạnh vang mòn mỏi
Những tiếng vang từ mỗi nhịp tim
Những tiếng vang sâu từ cõi chết
Qua ngàn lớp cửa nặng nề im
Con sông nước chảy đôi miền nhớ
Biền biệt trôi, ngày một một xa
Còn gọi nhau qua từng giấc mộng
Bàng hoàng như một cánh chim sa
Trong ấy mùa xuân có đến không?
Mùa xuân hoa nở má em hồng
Mùa xuân áo mới như hy vọng
Nắng mật ngời lên ánh mắt trong
Ở đây có lẽ xuân không đến
Rừng núi chưa tan giấc não nề
Thương nhớ tràn như con lũ máu
Lòng anh đã vỡ những con đê
Lòng anh đau nỗi quê hương mất
Ðời bỏ đi chưa hả nhục nhằn
Có chết cũng thành ma vất vưởng
Ðêm về thương khóc nhớ quê hương
Anh nhớ con đường em vẫn đi
Cỏ hoa bối rối gọi nhau về
Thời gian có ngủ mê từ đó
Nhan sắc bây giờ có ủ ê ?
Anh nhớ bao điều tưởng đã quên
Tình xưa như nước chảy trăm miền
Tình xưa như hạt cây khô rụng
Từ những mùa xa lá phủ lên
Anh nhớ làm sao mà chẳng nhớ
Căn nhà ấm tiếng nói thân thương
Căn nhà như giấc chiêm bao biếc
Có ánh trăng và hương dạ lan
Làm sao em chẳng buồn cho được
Chín độ mai rơi hết mộng vàng
Mái tóc ủ thời con gái cũ
Bây giờ e cũng đã phai hương
Tết này anh vẫn chưa về được
Lau sậy già thêm một tuổi xuân
Còn nhớ thương ai miền gió cát
Bao giờ mới dứt được trầm luân!
* * *
Tết này cha vẫn chưa về được
Chắc hẳn con buồn cạn tuổi thơ
Từ buổi cha đi, nhà tróc nóc
Tuổi thơ thôi cũng nhuốm bơ phờ
Từ buổi cha đi đời lặng lẽ
Mắt nai héo đỏ nỗi mong chờ
Mỗi lần có khách đi vào ngõ
Con bỏ vui đùa đứng ngẩn ngơ
Con sáo trong lòng con đã chết
Bé ơi sao bé mãi đi tìm
Con kêu lạc giọng ơi... ơi... sáo
Rồi khóc trong chiều muộn nhá nhem
Chín năm mưa gió qua rền rĩ
Chim nhỏ không còn vui líu lo
Ngơ ngác tuổi thơ người lớn sớm
Nhìn đâu cũng chỉ thấy bơ vơ
Ðã chín năm rồi con bỏ học
Cuộc đời như một bát cơm thiu
Mỗi lần có phải qua trường cũ
Con bước nhanh vì sợ bạn kêu
Lần hồi rau cháo mẹ nuôi con
Con lớn lên theo vạn nỗi buồn
Mơ ước ngày sau làm tráng sĩ
Ðem thân vào những chốn đau thương
Ngày sau con dựng ngôi nhà lớn
Trồng lại tình thương dọc nẻo đời
Tạc lại con người khôi việt đẹp
Làm nên thế giới mới tinh khôi
Cha thương con biết bao mà kể
Ôi mắt nhung reo ánh nỗi niềm
Mái tóc tơ hồng hương nắng hạ
Tuổi thơ mùi sách mới lâng lâng
Xa con cha thấy buồn vô hạn
Như mất thêm lần nữa tuổi thơ
Cha tiếc không cùng con sống lại
Ngày vui cha vẫn giấu trong mơ
Ôi cánh diều băng mùa hạ cũ
Xương tàn còn đọng ngọn tre cao
Ðến nay trời nổi bao lần gió
Con tưởng oan hồn vật vã đau
Tết này cha vẫn chưa về được
Ðành hẹn cùng con tết khác thôi
Con nhớ để dành cây pháo cũ
Ðể dành một chút tuổi thơ vui.
Bó tay Facebook!!
https://www.facebook.com/le.t.khoa.1/posts/10225621383629414
Tài khoản Facebook của Tổng thống Donald Trump vẫn chưa được mở lại để ông tiếp tục “Tát cạn đầm lầy“ và “Tìm thủy quái” tới 20/1
Đểu hơn nữa, cậu Mark cho gỡ bỏ luôn chức danh Tổng thống của Trump, thay vào đó chỉ là 1 tay “Ứng viên chính trị” làng nhàng
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-55617509
Cơn bão Điện Capitol và niềm tin vào nền dân chủ Mỹ
NGUỒN HÌNH ẢNH, EPA, Điện Capitol, trụ sở Quốc hội, là biểu tượng nền dân chủ độc đáo của Hoa Kỳ
Tôi có một tình cảm khá bất công với nước Mỹ: tôi yêu nước Mỹ hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, ít nhất là gần bằng với Việt Nam nơi tôi sinh ra, Pháp hay Anh nơi tôi học tập, sinh sống và có con. Đến độ mà người bạn đón tôi tại sân bay Washington DC Dulles cách đây vài năm đã quá ngạc nhiên vì sự phấn khích của tôi khi đến Mỹ, một sự phấn khích không tưởng đối với một người đã sống gần một nửa thời gian ở nước ngoài.
Có thể tình cảm này là bởi vì khi còn nhỏ, hơn ba mươi năm trước, ở Việt Nam tôi đã tìm thấy trong nhà mình giữa nhiều cuốn sách có bìa mang hình những cái bắt tay của USAid với nền lá cờ Những ngôi Sao và Vạch.
Hoặc sau này khi tôi lớn lên, tôi đến thăm nghĩa trang của người Mỹ ở Normandy, Pháp nơi hàng chục nghìn người Mỹ đã chết để bảo vệ tự do cho Châu Âu và thế giới.
Chính với tình cảm này, tôi xem hình ảnh người dân tràn vào Điện Capitol gây ra cái chết của năm người với một nỗi buồn tột cùng. Mặc dù tôi đồng ý với việc lên án những hành vi này, nhưng tôi không chia sẻ những bình luận hạ nhục nước Mỹ và nền dân chủ của nước này, hay thậm chí một số người còn chế nhạo cái mà họ gọi là sự suy đồi của ngọn hải đăng của thế giới tự do.
NGUỒN HÌNH ẢNH, GETTY IMAGES, Quân Mỹ dùng loại xuồng đổ bộ để từ tàu chiến đáp vào bãi biển Pháp. Chỉ trong ngày D-Day, Đồng minh dùng 7000 chiến hạm các loại và chuyển sang Pháp 10 nghìn xe cộ, chiến xa.
Dân chủ không phải là 'đương nhiên'
Bỏ qua những lời nói từ những kẻ thù của thế giới tự do, có vẻ những người hiện giờ thất vọng về nước Mỹ phần nào đã coi dân chủ như một lẽ đương nhiên và đơn giản như một đặc ân, một món quà vĩnh cửu đặc biệt cho phương Tây, một đặc-tính-ngoại-hạng của phương Tây. Nên bỗng nhiên họ bị sốc vì hình ảnh của Mỹ và con người Mỹ không mỹ miều như mong đợi, phần nào là kết quả của sự lý tưởng hóa quá đáng một xã hội dân chủ. Hay mọi người có thể hơi quá coi trọng sự khác biệt của con người phương Tây để giải thích các đặc điểm dân chủ của xã hội phương Tây?
Sống ở những quốc gia phương Tây trong nhiều năm, tôi phải thừa nhận rằng có rất ít sự khác biệt giữa người dân phương Đông và phương Tây nói chung. Khác với những gì tôi đã suy nghĩ, khi đến những đất nước phương Tây này, tôi phát hiện ra rằng cỏ cũng là cỏ, con người cũng là con người, với tất cả những thăng trầm, tốt và xấu, thông minh và ngu ngốc, ôn hòa và bạo lực. Tất cả con người chúng ta đều giống nhau và có nhiều vấn đề.
NGUỒN HÌNH ẢNH, IWM, Tranh tuyên truyền của quân Đồng minh với cờ các nước tham gia liên quân đánh phe Trục.
Phương Tây dân chủ hơn không phải vì người dân của họ khác hay vượt trội hơn phương Đông và, cụ thể trong trường hợp này, người Việt Nam. Họ không khôn ngoan hơn, văn minh hơn, hay về bản chất ít bạo lực hơn. Nếu có khác biệt thì họ dũng cảm hơn một chút, chỉ một chút thôi vì nhiều người cũng bắt buộc phải vậy chứ không phải tất cả đều tự nguyện, trong việc lựa chọn cách sống với nhau tốt hơn, công bằng hơn. Dân chủ là một sự lựa chọn.
Và sự lựa chọn sống cũng như tổ chức xã hội theo một lối sống dân chủ được điều hành bởi pháp quyền không phải là không có tai nạn, mà cơn bão Điện Capitol hôm qua là một ví dụ. Nhưng dầu đáng lên án đến đâu, đây là một tai nạn của lối sống can đảm chọn dân chủ thay vì chủ nghĩa độc tài.
Hãy tưởng tượng làm thế nào một cảnh tượng như vậy có thể xảy ra ở Trung Quốc, Nga, hoặc thậm chí Việt Nam, nơi mọi cuộc tụ họp chẳng hại ai cũng được giám sát, đừng nói đến các biểu tình, đình công và tất nhiên là không có chuyện gây bão cho bất kỳ Cung điện hay tòa nhà Quốc hội nào.
Thành thật mà nói, việc xông vào điện Capitol, dù mang nhiều tính biểu tượng, không phải là quá ấn tượng với tôi, một công dân Pháp, nơi mọi người biểu tình vài tuần một lần và môn thể thao quốc gia là phản đối, hầu hết đều rất mãnh liệt: bao gồm cả nhặt đá trên vỉa hè ở Champs Elysees ném vào cảnh sát, biến đường xá thành chiến hào, đốt ô tô, đập phá bất kỳ tác phẩm điêu khắc hàng nhiều trăm năm tuổi nào ở Khải Hoàn Môn. Tất cả nhằm chống lại bất kỳ chính phủ của bất kỳ tổng thống được bầu nào: từ tả sang hữu, hoặc thậm chí ở giữa.
Lên án những hành vi bạo lực này là một quyền. Lên án mà không cố gắng tìm hiểu gốc rễ của vấn đề là đơn giản phớt lờ thực tế, hoặc là một lựa chọn chính trị có chủ ý, và do đó cướp đi ở người dân cơ hội được lắng nghe, được hiểu lý do của hành vi của họ và thậm chí được thông cảm. Đúng, dù họ có vẻ xấu đi chăng nữa, những người này có quyền được hiểu, cũng như những người đã biểu tình vì Black Lives Matter. Tôi luôn nghĩ rằng việc chỉ lên án những hành vi bạo lực do một số thành viên BLM đơn độc gây ra cũng phần nào bóp nghẹt phong trào đòi hỏi quyền lợi hợp pháp và đúng đắn cho người da đen.
Lên án là một chuyện, tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra giải pháp tận gốc càng quan trọng hơn. Thậm chí còn quan trọng hơn nhiều ở một đất nước như Hoa Kỳ, nơi chúng ta có những người sắc sảo nhất cùng chung một nồi nấu chảy, từ một Barack Obama nào đó mà tôi đọc được hai từ “be cool” và “đòn bẩy”, đáng nhớ nhất trong "Những giấc mơ từ cha tôi" của ông.
Không biết ông Obama sử dụng đòn bẩy như thế nào trong cuộc đời chính trị của mình nhưng sự điềm tĩnh là đặc điểm rất đáng chú ý của ông. Và lại càng quan trọng khi nước Mỹ có một người mang tên Donald Trump, một nhân vật táo bạo mà chỉ một nền dân chủ như Mỹ mới có thể kiềm chế và...phát triển.
Tôi vẫn tin rằng nước Mỹ cùng nền dân chủ của mình vẫn luôn là nơi tốt nhất để cả hai nhân vật trên và nói rộng ra là cho tất cả chúng ta có thể cùng sống và mưu cầu hạnh phúc.
Dầu bạn là ai, TT Mỹ hay người chán ghét fake news, người muốn tự do ngôn luận đến tận cùng hay người bán hàng trên mạng. Bạn cũng sẽ thấy không sớm thì muộn KHÔNG THỂ tiếp tục lệ thuộc vào một mạng xã hội duy nhất.
Ai rồi cũng tới lượt thôi. Tôi đã nói những điều này rất lâu trước câu chuyện về TT Trump.
Đó là lý do chúng tôi sáng lập và phát triển Livenguide https://www.livenguide.com/
Thông báo của cuộc Bầu cử lãnh đạo nước Việt Nam dân chủ
Ngoài những Ứng cử viên trong danh sách ban đầu, mọi người có thể đề nghị một Ứng cử viên khác mà mình muốn. Ứng cử viên khác nào được nhiều phiếu sẽ thay Ứng cử viên ít phiếu nhất trong danh sách ban đầu. Ví dụ như ông Nguyễn Gia Kiểng đã lấy được vị trí của một Ứng cử viên Cộng sản trong danh sách chính thức. Đơn giản vì có nhiều người bầu cho ông Kiểng, dầu ông không có trong danh sách ban đầu.
Quy tắc này nhằm không giới hạn số ƯCV trong những người được đề ra ban đầu. Nó cho phép mọi người tự do đề nghị ƯCV mình thích, thậm chí tự ứng cử, và vận động cho người đó.
Để ghi nhận lựa chọn này của mọi người, chúng tôi cũng ghi tên các Ứng cử viên khác này vào một danh sách trong form bầu cử. Với hy vọng sẽ có nhiều người bầu thêm cho ƯCV khác đó, và đa dạng hóa số Ứng cử viên.
Gần đây được biết có vài người không muốn có mặt trong danh sách trên, vì vậy chúng tôi sẽ không ghi tên họ vào đó nữa. Đó là ông Nguyễn Ngọc Già (2 phiếu), bà Tạ Phong Tần (2 phiếu), ông Đặng Chí Hùng (1 phiếu).
Chúng tôi mong rằng sau khi đọc những dòng này các ông, bà trên nếu có suy nghĩ khác thì chỉ cần nói để chúng tôi ghi tên lại vào danh sách, với sự cảm ơn và tuyệt không có ý gì khác.
Ngoài ra chúng tôi cũng xin phép được lấy tên ông Lý Tống (1 phiếu) ra khỏi danh sách đề cử thêm của mọi người, vì ông đã qua đời.
Chúng tôi luôn ghi lại cẩn thận và công khai các thay đổi trong danh sách ƯCV. Bài viết này cũng chỉ nhằm mục đích đó.
Như lời cảm ơn, xin gửi đến các ƯCV và mọi người bài hát của Đại tá Nguyễn Văn Đông, qua giọng ca Lê Vĩnh Trương:
http://levinhtruong.free.fr/.../PHIEN%20GAC%20DEM%20XUAN.mp3
Tuyệt đối công bằng, trung thực, tôn trọng tất cả các ƯCV và đảng phái. Mời các bạn tham gia và chia sẻ đường link vào cuộc bầu cử https://baucudanchulink.wordpress.com.
(Các Bạn và Lê Trung Tĩnh)