Tôi vừa gửi thư cho Tổng thống Donald Trump ủng hộ những hành động của ông và nước Mỹ trong cuộc thương chiến với China. Lá thư vẫn tiếp tục nhận chữ ký và sẽ được gửi đi tiếp cho lãnh đạo các nước Châu Âu, Nhật, Úc: http://bit.ly/Sign-letter-to-President-Trump-and-US-Congress
Vào đầu năm 2019 khi ông Trump sang Việt Nam thượng đỉnh với ông Un tôi cũng vận động chữ ký gửi thư cho ông Trump. Thư nhắc lại việc China cưỡng chiếm Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974, cũng như cuộc Chiến tranh biên giới 17/2/1979 và Gạc Ma 14/3/1988. Thư này nhận được gần 2400 chữ ký sau vài ngày.
Ngoài các thư vận động chữ ký, tôi cũng có gửi thư riêng tôi cho ông Trump. Gần đây nhất là thư góp ý ông ấy về việc chống dịch cúm Vũ Hán.
Các thư về thương chiến China, về Biển Đông ông Trump có vẻ phản hồi bằng các phản ứng mạnh mẽ với China thậm chí cho đến những ngày gần đây. Tuy nhiên đáng tiếc là lá thư góp ý chống dịch dường như không được lắng nghe. Có thể vì nó lá thư riêng?
Tôi trân trọng mời ông Trump vào Livenguide, mạng xã hội của những người yêu tự do và công bằng. Trong Livenguide ai cũng được quyền lên tiếng, từ người đấu tranh dân chủ ở những nước độc tài, cho đến các lãnh đạo đang gặp khó khăn của thế giới tự do. Nơi đây các bạn có thể chuẩn bị cho tiếng thét, hay chỉ đơn giản là lắng nghe sự im lặng.
Cảm ơn ông Donald Trump, chúc ông và gia đình mọi điều tốt lành.
Con cháu chúng ta sẽ không hỏi: "Vì sao ông cha đánh mất Hoàng Sa?", vì chúng biết ngày ấy 74 anh hùng tử sĩ trong quân lực VNCH đã hy sinh oanh liệt trong một trận hải chiến đơn độc và không cân sức với hải quân Trung Quốc để giữ đảo nhưng bất thành.
Nhưng con cháu chúng ta sẽ chất vấn: "Vì sao ông cha không đòi lại Hoàng Sa?". Người lớn sẽ phải trả lời sao đây?
Tôi còn nhớ trong lần trả lời chất vấn của cử tri Đà Nẵng về vấn đề Biển Đông và đòi lại Hoàng Sa - Trường Sa, phó CT quốc hội khóa 13 (2011 - 2016) Huỳnh Ngọc Sơn nói: "Chúng ta cũng đã nghĩ đến chuyện lấy lại, nhưng hiện nay thì chưa thể thực hiện được thì đời con cháu chúng ta sẽ làm việc đó." (Sic)
Câu trả lời này không khỏi làm cử tri băn khoăn. Vì sao hiện nay chưa thể thực hiện được? Điều gì ngăn trở chuyện đó? Nếu hiện nay không làm được thì liệu con cháu chúng ta sau này có làm được không?
Ông phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng có lần đã phát biểu tương tự như vậy.
Thế là bằng một lời nói nhẹ nhàng, họ đã đẩy hẳn trách nhiệm đòi đất nặng nề cho thế hệ sau. Con cháu chúng ta sẽ phải oằn vai trả những món nợ quốc tế mà ông cha chúng đã vay (và đã gặm nhấm), nay lại thêm món nợ giang sơn quá lớn.
Tôi chợt liên tưởng đến câu nói nổi tiếng tương truyền là của vua Louis XV "Après moi, le déluge" (diễn giải ý: Sau khi ta chết, dù có xảy ra nạn hồng thuỷ cũng chẳng ảnh hưởng gì đến ta). Lẽ nào những lời phát biểu trên của những người có trách nhiệm lại hàm ý như vậy?
Trong bài thơ “Trả ta sông núi”, nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã viết:
Trả ta sông núi từng trang sử
Dân tộc còn nghe vọng thiết tha
Ngược vết thời gian, cùng nhắn nhủ:
Không đòi, ai trả núi sông ta?
Đúng vậy. Không đòi, ai trả núi sông ta?
This is an interesting ranking of world soft power leaders: https://softpower30.com/ where France is ranked at top, followed by the UK.
Soft power: “the ability of a country to persuade others to do what it wants without force or coercion.” This of course is the opposite of hard power, which entails, “using force, the threat of force, economic sanctions, or inducements of payment.”
Có những phiên toà mà những người đứng trước vành móng ngựa đứng thẳng nói to, không khóc lóc xin lỗi, không nại ra những căn bệnh hiểm nghèo đang phải đeo mang.
Nhân cách người ta hơn nhau là ở chỗ đó. Đâu cứ phải mũ cao áo dài mới là cao sang quyền thế, để rồi đến khi mũ áo bị lột đi thì cái tư cách làm người bỗng trở nên nhăn nhúm đến thảm hại.
SANG NĂM TỚI HOÀNG SA!
Trong một thời gian dài, người Do Thái lưu lạc – nạn nhân của sự khinh ghét, của các cuộc tàn sát Pogrom và của nạn diệt chủng Quốc Xã – đã từng hẹn nhau “Sang năm tới Jerusalem!” để bày tỏ nỗi khắc khoải và ước muốn cháy bỏng quay trở về vùng đất hứa nơi mà tổ tiên họ đã từ đó phải tha hương lưu lạc. Với niềm tin phục quốc mãnh liệt và Phong trào phục quốc Do Thái (Zionism), cuối cùng họ đã thực hiện được lời ước nguyện đó.
Đối với người Việt Nam giờ đây, ước muốn “Sang năm tới Hoàng Sa” cũng đang cháy bỏng trong tim mỗi người. Mỗi khi nghĩ đến cuộc hải chiến đơn độc và không cân sức giữa quân lực VNCH và hải quân xâm lược Trung Quốc ngày 19/01/1974, đến lá cờ đỏ 5 sao đang ngạo nghễ xấc xược tung bay trên quần đảo Hoàng Sa từ gần nửa thế kỷ nay, tiếng hô “Sang năm tới Hoàng Sa!’ lại vang vọng trong tâm trí của mỗi người Việt Nam. Nhất định người Việt Nam phải đặt chân được đến Hoàng Sa, nếu chúng ta quyết liệt đấu tranh trên mọi lĩnh vực để thu hồi lãnh thổ.
“Không đòi, ai trả núi sông ta?” (Vũ Hoàng Chương)
Lãnh thổ của người Việt Nam phải trở về với người Việt Nam. Nhất định phải là như thế.